Xây dựng và phát huy thương hiệu nông sản Bà Rịa – Vũng Tàu

30/07/2020 - 11:07 | Xúc tiến thương mại

Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều làng nghề truyền thống cùng nhiều loại nông sản độc đáo, thương hiệu như nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta, bưởi da xanh Sông Xoài, hồ tiêu, muối Bà Rịa, rượu Hòa Long, chả cá Phước Hải, bánh hỏi An Nhứt, Bánh khọt cây vú sữa, sò ốc mỹ nghệ… những sản phẩm này được tỉnh ưu tiên xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu giai đoạn 2014 - 2020 nhằm nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức về sở hữu trí tuệ (SHTT) và phát triển thương hiệu nông sản đặc sản của địa phương.

Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều làng nghề truyền thống cùng nhiều loại nông sản độc đáo, thương hiệu như nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta, bưởi da xanh Sông Xoài, hồ tiêu, muối Bà Rịa, rượu Hòa Long, chả cá Phước Hải, bánh hỏi An Nhứt, Bánh khọt cây vú sữa, sò ốc mỹ nghệ… những sản phẩm này được tỉnh ưu tiên xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu giai đoạn 2014 - 2020 nhằm nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức về sở hữu trí tuệ (SHTT) và phát triển thương hiệu nông sản đặc sản của địa phương.

Điển hình như một số sản phẩm nông sản sau: Năm 2013, “Muối Bà Rịa” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ngày 16/9/2019, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 4570/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00076 cho sản phẩm muối “Bà Rịa”; năm 2018 Nghề muối huyện Long Điền đã được UBND tỉnh công nghận là nghề truyền thống. Điểm đặc trưng rất riêng biệt làm nên thương hiệu nổi tiếng từ xưa đến nay của hạt muối Bà Rịa – Vũng Tàu là nó được dùng để chế biến các thương hiệu nước mắm nổi tiếng ở huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Hiện nay, nước mắm Phú Quốc đã có mặt tại thị trường EU và nhiều quốc gia có người Việt sinh sống và làm việc. Đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn thộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Muối Bà Rịa” cho 2 đơn vị: cơ sở sản xuất muối Nguyễn Văn Phúc (thôn 8, xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu) và DNTN Lê Bên (ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền). Việc Muối Bà Rịa được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và trao quyền sử dụng, khai thác nhãn hiệu chứng nhận Muối Bà Rịa cho 2 cơ sở trên đã góp phần tạo thuận lợi cho các cơ sở trong việc tiêu thụ sản phẩm, truy nguyên nguồn gốc, tạo sự tin cậy cho đối tác, nhất là tiêu thụ cho thị trường nước mắm Phú Quốc để đảm bảo chất lượng nước mắm xuất khẩu. Sau khi được xác lập quyền sở hữu trí tuệ và cấp quyền sử dụng, khai thác sản phẩm, giá muối Bà Rịa luôn cao hơn so với các tỉnh chưa có thương hiệu muối từ 100 – 200 đồng/kg, điều này giúp diêm dân yên tâm sản xuất, đồng thời sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ muối (đặc biệt là thị trường Phú Quốc) của thương hiệu “Muối Bà Rịa”.

Trái cây là một trong những nông sản chủ lực của tỉnh (với diện tích hơn 8.600 ha trồng cây ăn trái), với nhiều loại nổi tiếng, thương hiệu như: Nhãn xuồng cơm vàng, nhãn bắp cải, mãng cầu ta, bưởi da xanh Sông Xoài bơ Thái Dương, bơ Quốc Minh …trong những năm gần đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và phát triển các sản phẩm chứng nhận nhãn hiệu như: sản phẩm Bưởi da xanh Sông Xoài, Nhãn xuồng cơm vàng, Mảng cầu ta … việc phát triển thương hiệu đã giúp cho việc tiêu thụ, quảng bá, giá cả tăng và được thuận lợi như: Bưởi da xanh Sông Xoài được thị trường ưa chuộng bởi mùi vị thơm ngon và hình thức bắt mắt, những năm gần đây sau khi bưởi da xanh Sông Xoài được công nhận Nhãn hiệu chứng nhận thì diện tích trồng bưởi da xanh ngày càng tăng, giá cả tăng hơn khi chưa có nhãn hiệu chứng nhận, thị trường được mở rộng, sản phẩm bưởi da xanh Sông Xoài đã có mặt trong các hệ thống siêu thị, điện máy 123 và được du khách trong và ngoài tỉnh tìm để mua; sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng tại huyện Xuyên Mộc từ ngày được chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận, bà con trồng nhãn vui mừng, diện tích sản xuất được mở rộng, nhiều hộ đã ứng dụng khoa học công nghệ vào trong trồng (trang trại Minh Quang, hợp tác xã Nông nghiệp thương mại Nhân Tâm) nên sản phẩm nhãn xuồng cơm vào được nhiều thị trường và người tiêu dùng ưu chuộng, hiện sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng đã có mặt trong hệ thống nhà phân phối và Siêu thị tại Sài Gòn, với giá bán hiệu nay khoảng 58.000 đồng/kg cao hơn nhiều so với thời điểm chưa được công nhận Nhãn hiệu chứng nhận.

Việc các sản phẩm nông sản đặc sản của tỉnh cũng là các sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, các sản phẩm này cũng chịu ảnh hưởng bởi quy luật cạnh tranh và cung cầu. Muốn tồn tại và phát triển được thì hàng hóa đặc sản địa phương cần phải được tạo lập, bảo tồn, nâng cao giá trị trên thị trường, và không cách nào khác hơn là xây dựng thương hiệu.

   Hiện nay, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Nhận thấy tầm quan trọng và giá trị thương hiệu của sản phẩm, các cơ quan quan quản lý nhà nước tỉnh đã và đang tăng cường việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh. Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho người dân ở địa phương, mà còn bảo vệ danh tiếng của sản phẩm, tránh bị lạm dụng hoặc giả mạo, giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm. Từ đó khuyến khích sản xuất phát triển, doanh thu tăng lên, giải quyết việc làm, duy trì giá trị truyền thống của các làng nghề, đời sống người dân được ổn định, phát triển du lịch địa phương.

Kim Khánh