Ứng dụng công nghệ 4.0 cho nuôi biển Việt Nam

19/11/2019 - 14:12 | An toàn thực phẩm

Ngày 09/11/2019 tại TP.Vũng Tàu Hội nuôi biển Việt Nam đã tổ chức Hội thao Ứng dụng công nghệ 4.0 cho nuôi biển Việt Nam”. Mục đính chính của Hội thảo là Liên kết các nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và khoa học công nghệ trong chuỗi giá trị hải sản nuôi của Việt Nam, góp phần phát triển hiện đại hóa nuôi biển công nghiệp, thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp Lần thứ 4. Tại Hội thảo, các đại biểu đã thống nhất nhận định: Phát triển nuôi biển công nghiệp; Ứng dụng công nghệ 4.0 cho nuôi biển Việt Nam là giải pháp tối ưu trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản đang dần cạn kiệt.

Đến tham dự “Hội thảo Ứng dụng công nghệ 4.0 cho nuôi biển Việt Nam” có gần 100 đại biểu là các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực Thủy sản, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản các tỉnh/ thành phố ven biển, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2, Công ty Australis, Công ty Scale AQ Vietnam, Trung tâm AI&Data, Công ty iDataBox - Aquabox - OneBox, ATA Link, Công ty Hoàn Vũ, Trường đại học Việt - Đức, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Công ty Sinh thái Việt Nam, các nhà nghiên cứu khoa học và toàn thể Hội viên của Hiệp hội và các doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè tại Sông Chà và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tại Hội thảo các đại biểu đã chia sẽ, thảo luận các nội dung trọng điểm như: Kinh nghiệm của Australis trong phát triển nuôi biển công nghiệp ở Việt Nam; Công nghệ 4.0 trong nuôi trồng thủy sản; Giải pháp quan trắc nuôi cá xa bờ; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công nghiệp nuôi biển Việt Nam; Nhiệm vụ quan trọng của Dữ liệu trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0; Xác thực nguồn gốc thực phẩm bằng đồng vị bền thực phẩm vân tay; Tính xác thực của cá trong chuỗi cung ứng toàn cầu - Các kỹ thuật phân tích mới giúp xác định nhanh. Ngoài ra, Hội thảo cũng đã tập trung thảo luận Công nghệ tự động hóa nuôi biển công nghiệp (RAS, cho ăn tự động, giám sát cá nuôi, lồng nuôi và môi trường); Thiết kế và chế tạo thiết bị công nghệ số ứng dụng cho nuôi biển công nghiệp; Những vấn đề về tự động hóa công nghiệp nuôi biển Việt Nam; Chứng thực xuất xứ cho hải sản nuôi; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản; Thiết lập nền tảng liên kết cho nuôi biển Việt Nam. Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự Hội thảo còn cùng nhau tập trung nghiên cứu Nghị quyết 52-NQ/TW; Tìm hiểu nhu cầu số hóa công nghiệp nuôi biển… Tất cả đều hướng đến một mục tiêu: Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam.

Để thúc đẩy việc Ứng dụng khoa học công nghệ cho nuôi biển, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã dịch thuật nhiều tài liệu khoa học công nghệ về nuôi biển công nghiệp. Tiến hành hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, như: Hợp tác với Công ty Aquatec (Indonesia) trong việc sản xuất lồng bè nuôi cá, tôm hùm, các thiết bị nuôi trồng thủy sản khác; Phát triển, duy trì quan hệ hợp tác với Đài Loan, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoà Kỳ, Hà Lan, Úc… Trong số đó, đã làm việc với các đối tác Na Uy để tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư; Và kết nối với các Tổ chức quốc tế IDH, GIZ, USSEC, Global GAP, ASIC, Tập đoàn Lobana…

Trước đó vào các ngày 6,7,8/11/2019 tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tổ chức khóa tập huấn về nuôi cá biển công nghiệp. Học viên tham gia khoá học đến từ các doanh nghiệp, đơn vị quan tâm đến phát triển nuôi biển; Chi cục Thuỷ sản tỉnh Kiên Giang; Trung tâm Quốc gia giống hải sản Nam Bộ; Công ty Cổ phần Công nghê nuôi biển Maritec; Trung tâm KHCN nuôi biển Việt Nam; Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam; Phòng Nông nghiệp huyện Xuyên Mộc, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục thủy sản và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.Tại lớp tập huấn, học viên đã được chia sẻ thông tin về sự hình thành và phát triển nghề nuôi cá biển trên thế giới và trong nước; giới thiệu tổng quan về lồng HDPE, hệ thống dây neo, neo; đặc điểm cơ bản về sợi, lưới và dây; đặc điểm sinh học một số loài cá biển nuôi công nghiệp; con giống cách chọn và thả con giống, cách cho ăn; quản lý đàn cá nuôi và kiểm soát dịch bệnh; thu hoạch đóng gói và vận chuyển; bảo trì thiết bị; an toàn lao động tại trại nuôi trên biển.

Kim Khánh