Thu nhập hơn 200 triệu đồng năm nhờ mô hình trồng nấm rơm

05/10/2022 - 14:43 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh

Trồng nấm ăn, nấm dược liệu. Đã được bà con nông dân đưa vào thực hiện tại xã Xà Bang khoảng 20 năm. Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều giống nấm lại hiệu quả kinh tế cho nông dân như: (nấm Linh chi, nấm Mèo, Bào ngư xám, bào ngư trắng...).

Trong đó có mô hình nấm rơm đã và đang được đáng giá rất hiệu quả về mặt kinh tế. Gặp chị Phạm Thị Thúy, ấp Liên Hiệp, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, là một trong 04 hộ nông dân tại địa phương chuyên sản xuất nấm rơm. nhờ trồng nấm rơm mà gia đình chị thúy có thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Chị Phạm Thị Thúy chia sẻ "việc trồng nấm rơm ở Xà Bang rất thuận lợi vì ở đây nguồn đất rất nhiều dễ thuê với giá rẻ, thậm chí người dân cho làm không cần trả tiền thuê đất, nấm có thể trồng ở khu đất trống lẫn trong các vườn cây Điều, Cao su... Cùng với thời tiết, thổ nhưỡng cũng thuận lợi cho việc trồng nấm rơm, năng suất cao, chi phí đầu tư thấp, cho thu lời nhanh. mặt khác nấm rơm được trồng theo quy trình sản xuất nấm sạch, nên được người tiêu dùng ủng hộ chọn làm món ăn hàng ngày". Mô hình trồng nấm rơm của gia đình chi Phạm Thị Thúy đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình, đồng thời tạo việc làm thường xuyên 06 lao động địa phương với thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng. Nấm rơm dễ trồng năng suất luôn ổn định. sản lượng nấm rơm thu hoạch hàng ngày của gia đình chị Thúy từ 80 - 120 kg. Với giá bán 45.000-60.00 đồng/kg thì gia đình chị Phạm Thị Thúy thu nhập từ 5-7 triệu đồng/ngày, sau khi trừ chi phí thì gia đình có lợi nhuận gần 2 triệu/ngày.

          Tương tự mô hình nấm rơm của gia đình anh Phạm Văn Sỹ. ở cùng địa bàn. Qua tìm hiểu trước khi chưa trồng nấm rơm, nguồn thu nhập hàng tháng của gia đình anh Sỹ khoảng 10 triệu đồng/tháng, chủ yếu là dựa vào làm thuê, nhưng từ khi thực hiện mô hình này, thì trở thành làm chủ và thu nhập của gia đình đã khá hơn trước. anh Sỹ cho biết thêm "Mô hình trồng nấm rơm rất phù hợp, ở địa phương. ngoài thổ nhưỡng, khí hậu thì nguyên vật liêu để trồng nấm rơm dễ tìm, nguồn meo nấm được lấy từ Long Khánh, Đồng Nai và mùn cưa được lấy từ các trại nấm khác ở địa phương thải ra sau khi trồng nấm Linh Chi, Nấm Meo, Bào ngư... thì được chuyển sang trồng nấm rơm, nên mua mùn cưa này cũng rất rẻ. kết hợp với kiến thức về kỹ thuật nên việc sản xuất nấm rơm tạo việc làm và tăng thu nhập, được áp dụng đúng quy trình". Theo các hộ dân trồng nấm rơm, tùy theo nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, dựa theo dó các hộ sẽ cho ra sản lượng nấm rơm "không để cung vượt cầu". Hiện nay thị trường tiêu thụ rất ổn định, người trồng nấm rơm thu hoạch xong là vận chuyển về chợ đầu mối Bà Rịa để tiêu thụ. Mô hình trồng nấm rơm ở xã Xà Bang không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho các hộ tham gia, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Theo số liệu của Hội Nông dân xã Xà Bang, hiện địa phương có 27 hộ trồng nấm, trong đó trồng nấm bằng nhà trại có 23 hộ tổng diện tích 21,5 ha. riêng trồng nấm rơm có 04 hộ, nhưng loại hình này sản xuất theo hình thức du canh, về diện tích rất khó thống kê, 100% đất trồng nấm rơm là phải thuê, mướn và chỉ trồng 01 vụ sau đó phải di dời đi vị trí khác để trồng, nếu muốn trồng lại vị trì đó thì phải đợi sau 2 năm. tuy nhiên những người trồng nấm đều là thanh niên trẻ năng động, dám nghĩ, dám làm. Với vốn kiến thức đã học cũng như qua kinh nghiệm thực tiễn, nông dân đã tận dụng ưu thế sẵn có của địa phương để phát triển mô hình trồng nấm rơm đang mang lại hiệu quả. Qua đánh giá của Hội Nông dân xã, mô hình trồng nấm rất phù hợp với bà con nông dân. Hiện nay, UBND xã và Hội Nông dân cũng đang vận động các hộ trồng nấm xây dựng "Hợp tác xã nông nghiệp trồng nấm". đăng ký thương hiệu nấm sạch cho bà con, thời gian qua HND xã luôn quan tâm, thường xuyên mở lớp cập nhật các thông tin về khoa học kỹ thuật mới về trồng nấm, qua đó giúp cho các hộ trồng nấm trau dồi kiến thức trồng nấm để áp dụng vào thực tiển./.

                                                                                      MÂY HỒNG