Tăng cường quản lý tàu cá, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử góp phần sớm gỡ 'Thẻ vàng' của EC

27/02/2024 - 15:36 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh

Ngành Thủy sản Việt Nam đang nỗ lực đưa ra các giải pháp quyết liệt nhằm chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy đinh (IUU) và khắc phục những tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC). Trong đó, triển khai “Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử”, minh bạch thông tin quản lý tàu cá nhằm quyết tâm sớm gỡ “Thẻ vàng” của EC.

Sáng 21-2, tại Hà Nội, Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến về hướng dẫn truy xuất nguồn gốc thủy sản, phục vụ đợt kiểm tra sắp tới của đoàn công tác EC. Sau nhiều năm triển khai thực hiện chống khai thác IUU theo khuyến nghị của EC, việc tăng cường quản lý hoạt động nghề cá ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tế đến nay, tại một số địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chậm khắc phục, chưa bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU về chống khai thác IUU. Việc kiểm soát, xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác còn nhiều tồn tại; chưa quản lý, kiểm soát được tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép),..

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua vẫn có 7 tàu cá ở tỉnh Kiên Giang (5 tàu cá), Quảng Ngãi, Tiền Giang vi phạm, vượt ranh giới trên biển. Có 4.375 tàu cá trên 15 mét không bật thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng, trong đó có 220 tàu cá trên 24 mét,...

Tại hội nghị ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, cần kiên quyết thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng và các khuyến nghị của EC để sớm gỡ được "Thẻ vàng". Các lực lượng chức năng tại địa phương tăng cường kiểm tra tại các cảng cá và trên biển, kiên quyết xử lý các vi phạm quy định về chống khai thác IUU. Đối với những tàu thiếu hồ sơ gốc để làm cơ sở cấp giấy phép khai thác thủy sản thì các cơ quan chức năng địa phương khẩn trương triển khai hướng dẫn bà con ngư dân, chủ tàu. Đặc biệt, riêng đối với những tàu cá hành nghề khai thác những nghề đã bị cấm thì sẽ không được cấp phép.

Cục Thủy sản sẽ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, đặc biệt là các đồn biên phòng ven biển thực hiện việc kiểm soát tàu cá hiệu quả, chặt chẽ hơn, đáp ứng được yêu cầu, khuyến nghị của EC cũng như đảm bảo giúp ngành thủy sản phát triển bền vững, minh bạch, trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện kế hoạch chống khai thác IUU và khắc phục những tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC, Cục Thủy sản đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, hướng dẫn trực tuyến và trực tiếp nhằm triển khai “Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử”. Thời gian từ nay đến thời điểm đón đoàn thanh tra lần thứ 5 của EC về chống khai thác IUU không còn nhiều. Do vậy, yêu cầu Chi cục Thủy sản, cảng cá các địa phương phải vào cuộc quyết liệt, triển khai giải pháp một cách đồng bộ để thực hiện có hiệu quả các khuyến nghị của EC.

Cũng tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, một trong những kiến nghị quan trọng của EC là minh bạch trong quản lý tàu cá và kiểm soát sản lượng thủy sản lên bến. Thời gian qua, Cục Thủy sản đã phối hợp với các đơn vị tư vấn hoàn thiện “Phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử” - eCDT. Đây là phần mềm lần đầu tiên được xây dựng trên cơ sở cách tiếp cận mới về quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác thủy sản để phù hợp với xu thế chuyà phần mềm hhuyà phần mềm lần đyêu cầu minh bạch nguồn gốc thủy sản; là công cụ quan trọng, tạo điều kiện cho tàu cá xuất nhập cảng nhanh chóng, doanh nghiệp xác nhận sản lượng một cách dễ dàng, giúp minh bạch nguồn gốc thủy sản.

Đồng thời, Cục trưởng Trần Đình Luân nhấn mạnh: “Đối với phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử thì thời gian qua, sau đoàn kiểm tra cuối năm 2023 của EC, ngay từ tháng 01/2024 Cục Thủy sản đã có văn bản để hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai phần mềm; tổ chức tập huấn, hướng dẫn tất cả các địa phương. Trong đó có các thành phần từ cảng cá, đại diện của ngư dân, các Chi cục và đại diện của các nhà máy thu mua nguyên liệu chế biến. Với nỗ lực của Trung ương thì các địa phương, các đơn vị có liên quan cùng chung tay để cho phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử được triển khai một cách tốt nhất”.

Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản hiện nay là yêu cầu bắt buộc theo nhu cầu của thị trường. Không những các thị trường xuất khẩu mà người tiêu dùng trong nước cũng cần sự minh bạch hóa thông tin trong việc truy xuất nguồn gốc. 

Ngoài vấn đề minh bạch thông tin nguồn gốc hải sản, Cục Thủy sản khuyến nghị các địa phương cần nhanh chóng rà soát thông tin quản lý tàu cá, nhất là các tàu chưa đăng ký, đăng kiểm, hồ sơ chưa đầy đủ để cập nhật thông tin lên hệ thống Vnfishbase. Đồng thời đẩy mạnh giám sát tàu cá, đặc biệt là tàu có chiều dài trên 15 mét mất kết nối giám sát hành trình để có giải pháp quản lý hiệu quả.

Trong lần thanh tra thứ 4, EC vẫn duy trì cảnh báo "Thẻ vàng" và tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị đối với Việt Nam. Trong đó có nhóm vấn đề về tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, chưa kiểm soát tốt nguồn gốc thủy sản xuất khẩu và tàu cá và việc thực thi pháp luật, trong đó có xử phạt tình trạng tàu cá mất kết nối, còn hạn chế.

Đợt thanh tra về chống khai thác IUU tại Việt Nam lần thứ 5 của EC dự kiến vào tháng 4/2024, nếu không gỡ được “Thẻ vàng” trong thời gian sắp tới thì có thể phải mất vài năm nữa ngành Thủy sản Việt Nam mới có cơ hội gỡ.

Thúy Nga (Nguồn Tổng cục Thủy sản)