Xúc tiến tiêu thụ nông sản: Bắt nhịp xu hướng mới
04/12/2023 - 10:53 | Xúc tiến thương mại
Hoạt động này không chỉ giúp các đối
tượng tiếp cận phương thức xúc tiến tiêu thụ nông sản mới,
hiệu quả mà còn giúp triển khai tốt nhiệm vụ chuyển đổi số trong công tác xúc tiến thương mại đang
được lãnh đạo Bộ Công Thương chỉ đạo quyết liệt thực hiện.
Đại diện cho đơn vị chủ trì thực
hiện, ông Nguyễn Thành Dương- Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông
tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ
Công Thương đã trao đổi xung quanh nội dung này.
Được biết từ đầu năm tới nay, Cục
Xúc tiến thương mại đã thực hiện nhiều chương trình tập huấn kinh doanh trên
nền tảng mạng xã hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, xin ông chia sẻ cụ thể?
Năm 2023 nằm trong khuôn khổ Chương
trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, chúng tôi đã phối hợp với nền tảng
Tik Tok triển khai 15 khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát
triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho kinh tế tập thể và doanh nghiệp, hợp
tác xã. Nội dung tập trung vào kỹ năng mang tính xu thế hiện nay là livestream
bán hàng, đã có trên 1.000 đối tượng tham dự.
Trong những lớp tập huấn này, chúng
tôi xây dựng song song cả lý thuyết lẫn thực hành. Với phần thực hành, chúng
tôi khởi tạo thử các buổi livestream trực tiếp tại lớp với những sản phẩm mà
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mang tới lớp. Trong buổi thực hành đó
những chuyên gia, giảng viên sẽ có nhận xét đánh giá, tư vấn tại chỗ để làm thế
nào xây dựng kịch bản livestream hay, có thể tương tác với khách hàng hiệu quả
nhất.
Thực tế, đã có những đối tượng áp
dụng thành công các kỹ năng được tập huấn. Ví dụ, lớp tập huấn tại tỉnh Bình
Thuận tổ chức tháng 6/2023 có doanh nghiệp bán sản phẩm cá bò, đi từ con số 0
khi tham dự lớp tập huấn cho đến thời điểm hiện tại ngày đạt doanh thu cao nhất
lên đến 148 triệu đồng. Tệp khách hàng của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong
tỉnh Bình Thuận mà đã mở rộng ra cả nước.
So với nhiều chương trình xúc tiến
thương mại khác, việc quảng bá giới thiệu hàng hoá trên nền tảng số hay
livestream bán hàng trên nền tảng mạng xã hội đã mang lại hiệu quả ra sao, thưa
ông?
Trên thế giới, livestream bán hàng
là ngành tỷ USD, tại Việt Nam, phương thức kinh doanh này cũng đang phát triển
nhanh chóng. Tôi nhận thấy có 1 số ưu điểm khi chúng ta sử dụng phương thức bán
hàng livestream. Chúng ta có thể tối ưu hoá quy trình mua hàng. Với quy trình
truyền thống khi kinh doanh trên môi trường số là phải xây dựng video giới
thiệu sản phẩm sau đó chạy quảng cáo trên một số nền tảng mạng xã hội ví dụ như
facebook, zalo…nhưng với phương thức này người bán có thể tương tác trực tiếp
với người mua. Như vậy từ việc biết đến thương hiệu sản phẩm cho tới việc mua
hàng chỉ là 1 bước và như vậy quá trình mua hàng được tối ưu hoá rất lớn.
Ngoài ra, có
thể tăng tính hiệu quả, tính tương tác giữa người mua và người bán. Với phương
thức kinh doanh trên nền tảng số truyền thống chúng ta sẽ phải hỏi đơn hỏi hàng
thông qua chatbox, massenge, một số công cụ khác nhưng với livestream bán hàng
thì rất nhanh. Chúng ta có thể tương tác trực tiếp giữa người mua và người bán
trong phiên đó thông qua những công cụ bình luận và có thể giải đáp thắc mắc
liên quan đến chất lượng sản phẩm, ưu đãi.
Tôi nhận thấy trong những năm gần
đây thói quen mua hàng của người tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều kể từ khi hình
thức livestream xuất hiện.
Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ nông
dân, nhất là ở khu vực trung du miền núi khả năng tiếp cận phương thức bán hàng
cũng như thiết bị công nghệ mới còn hạn chế, vậy qua thực tế, Cục Xúc tiến
thương mại đã gặp khó khăn, thuận lợi gì khi triển khai tập huấn kỹ năng bán
hàng trên Tik Tok?
Đầu tiên là thuận lợi, chúng tôi
nhận được sự ủng hộ từ tổ chức xúc tiến thương mại ở địa phương và các đơn vị
khác như đoàn thanh niên, hội nông dân, liên minh hợp tác xã, sở ban ngành…nhờ
đó thông tin được truyền tải sâu rộng nhất có thể.
Chúng tôi cũng có sự ủng hộ rất lớn
từ nền tảng Tik Tok, cùng đó là lòng nhiệt tình tham gia của các hợp tác xã,
doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại những địa phương triển khai chương trình.
Bên cạnh nhiều thuận lợi, rào cản
trong triển khai các khoá tập huấn cũng không ít. Rào cản về khoảng cách địa
lý, nhất là ở khu vực miền núi, nhiều đại diện doanh nghiệp phải dậy từ 4h
sáng, di chuyển hơn 100km để đến với lớp tập huấn do ở quá xa với địa điểm tổ
chức.
Rào cản về độ tuổi, nhiều anh chị
giám đốc doanh nghiệp, chủ tịch hợp tác xã có độ tuổi lớn. Do vậy việc tiếp cận
phương thức bán hàng mới như livestraeam và tiếp cận thiết bị công nghệ cũng là
thách thức lớn. Tuy nhiên chúng tôi đã lường trước tình huống và có phương án
kế hoạch để đưa ra bài giảng, chương trình phù hợp với đối tượng.
Chuyển đổi số đã và đang được Cục
Xúc tiến thương mại hưởng ứng mạnh mẽ, trong đó Hệ sinh thái xúc tiến thương
mại số đang được hoàn thiện để đưa vào triển khai áp dụng đồng bộ, xin ông chia
sẻ lộ trình cơ bản nhằm đưa hệ sinh thái này vào cuộc sống?
Ngày 22/11/2021 Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 1968/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai
đoạn 2021 - 2030". Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại là đơn vị
đầu mối triển khai.
Trong đề án này mục tiêu nòng cốt là
triển khai xây dựng Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, xây dựng nền tảng số
tương ứng với các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp. Ví dụ, Cục Xúc tiến
thương mại phối hợp vơi các địa phương tổ chức rất nhiều hội chợ lớn nhỏ trên
toàn quốc, trong và ngoài nước. Tương ứng với đó, trong Hệ sinh thái xúc tiến
thương mại số chúng tôi xây dựng nền tảng hội chợ triển lãm áp dụng công nghệ
thực tế ảo. Ngoài ra chúng tôi đã và đang xây dựng một số nền tảng khác như
truy xuất nguồn gốc trong xúc tiến thương mại, nền tảng hệ thống quản trị điều
hành cơ sở dữ liệu về xúc tiến thương mại. Toàn bộ dữ liệu về doanh nghiệp, tổ
chức xúc tiến thương mại, cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài được lưu trữ
trong nền tảng này.
Tiếp đó chúng xây dựng nền tảng đào
tạo tập huấn trên nền tảng số… Thông qua những nền tảng này giúp doanh nghiệp,
hợp tác xã, hộ kinh doanh có thể tìm kiếm thị trường mới, thúc đẩy giao dịch,
gia tăng xuất khẩu và tìm kiếm bạn hàng mới.
Thảo Nguyên