XUẤT HIỆN Ổ DỊCH DẠI TRỞ LẠI SAU 10 NĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
04/03/2024 - 14:07 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Sau khi tiếp nhận thông tin, Chi cục đã chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y
huyện phối hợp với cán bộ Chi cục phụ trách giám sát dịch bệnh tại địa bàn, phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện huyện Châu Đức, Ủy ban nhân dân xã
Suối Nghệ tiến hành xác minh thông tin và lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm.
Ngày 01/3/2024, Chi cục Thú y Vùng VI ban hành thông báo kết quả xét
nghiệm số 24-520/TYV6-TH kết quả mẫu của con chó nêu trên dương tính với bệnh
Dại.
Theo thông tin từ người dân địa phương cung cấp, con chó nêu trên từ
nơi khác chạy đến, đã di chuyển quanh khu vực đường số 3, thôn Trung Sơn, xã
Suối Nghệ khoảng 02 đến 03 ngày trước đó. Đến tối ngày 28/02/2024 thì chó chạy
đến khu vực đường số 11 thôn Trung Sơn, xã Suối Nghệ và có biểu hiện nghi mắc
bệnh Dại như lao vào cắn người, cắn chó khác trên đường nó di chuyển. Đặc điểm
nhận dạng của chó mắc bệnh dại đã cắn người: Chó có màu đen, trọng lượng khoảng
7-8 kg, không rõ nguồn gốc, rất hung dữ và chạy thẳng vào nhà các hộ dân cào,
cắn người.
Xác minh ban đầu có 06 người
đã bị chó nêu trên cắn gồm: ông Trương Quốc Khánh, sinh 2015; bà Trương Thị Bảo
Quyên, sinh 1995; bà Hoàng Thị Thật, sinh 1968; ông Bùi Thiện Toàn, sinh 2006;
Phạm Thị Ánh Linh, sinh 2009 và Nguyễn Thị Ngọc Phương, sinh năm 2006.
Trước đó, từ năm 2007 đến năm 2013,
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ghi nhận 12 trường hợp tử vong do bệnh Dại
trên người. Các trường hợp tử vong chỉ
xảy ra tại 02 huyện: huyện Xuyên Mộc (10 trường hợp) và huyện Châu Đức (02
trường hợp). Ca tử vong cuối cùng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận ngày
29/08/2013 tại huyện Xuyên Mộc.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Dại động vật
có nguy cơ lây lan và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai công tác tiêm phòng vắc xin và
tiêu độc khử trùng phòng chống bệnh Dại động vật trên địa bàn huyện Châu Đức,
cụ thể:
1. Thực hiện tiêm phòng khẩn cấp bao vây ổ dịch
Tổ chức rà soát, thống kê
tổng đàn chó, mèo trong diện tiêm phòng, thực hiện tiêm phòng khẩn cấp vắc-xin Dại cho toàn bộ đàn chó, mèo trong diện phải tiêm trong xã có ổ dịch Dại và các xã tiếp
giáp với xã có ổ dịch.
Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia
tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng
Dại.
Hướng dẫn Thú y viên trực tiếp tiêm phòng: Cấp
giấy chứng nhận tiêm phòng, Hóa đơn điện tử, ghi rõ danh sách các hộ được tiêm
phòng có chủ hộ ký xác nhận để thuận tiện cho công tác quyết toán kinh phí và
thanh kiểm tra sau này. Lập biên bản các hộ không chấp hành công tác tiêm
phòng, chuyển về UBND các xã, phường, thị trấn để xử lý theo quy định.
2. Thực hiện
khử trùng tiêu độc
Nhằm tiêu
diệt mầm bệnh trong môi trường, giảm áp lực dịch bệnh, hạn chế dịch lây lan.
Khử trùng liên tục 3-5 lần tại hộ có dịch, hộ nuôi và hố chôn chó mèo nghi Dại
và khu vực xung quanh.
4. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống bệnh Dại
trên động vật theo nội dung tại Công văn số 164/CNTY-NVCNTY ngày 01/3/2024 của
Chi cục Chăn nuôi và Thú y về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống bệnh
Dại trên động vật.
Hạnh Nguyễn – Chi cục Chăn nuôi và Thú y