VÌ SAO ĐƯỜNG NHẬP KHẨU LẠI RẺ HƠN NHIỀU SO VỚI ĐƯỜNG NỘI ĐỊA

07/01/2021 - 08:21 | Thông tin doanh nghiệp cần biết

Từ năm 2020, Việt Nam triển khai Hiệp định Thương mại về Hàng hóa trong ASEAN (ATIGA) và giảm thuế nhập khẩu đường. Các nhà máy tinh luyện đường trong nước chào đón động thái này khi đường nhập khẩu chính ngạch sẽ tăng và họ có thể cạnh tranh, hạn chế đà nhập lậu đường. Tuy nhiên, niềm vui không kéo dài, đường nhập khẩu chính ngạch rẻ hơn nhiều so với đường nội địa, khiến nhiều nhà máy tinh luyện đường hứng chịu thua lỗ, còn nông dân ngừng trồng mía.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), diện tích trồng mía đường thu hoạch niên vụ 2018 – 2019 đạt 192.000ha, sản lượng mía thương phẩm đạt hơn 12 triệu tấn, năng suất mía đường trên diện tích thu hoạch đạt trung bình 63 tấn/ha và sản lượng đường đạt hơn 1,1 triệu tấn. Tuy nhiên, trong niên vụ 2019 – 2020 kết thúc vào tháng 5, năng suất mía đường giả, với diện tích thu hoạch mía đường chỉ hơn 150.000ha, sản lượng mía đường thương phẩm chỉ đạt hơn 7 triệu tấn, năng suất mía đường trên diện tích thu hoạch đạt 53 triệu tấn/ha và sản lượng đường chỉ đạt hơn 700.000 tấn.

Ông Cao Ánh Dương, chủ tịch VSSA, cho rằng thu nhập quá thấp nên nông dân không còn động lực trồng mía, và đã chuyển sang các cây trồng khác, khiến sản lượng mía đường giảm mạnh. Do đó, đây là niên vụ mía đường có mức tiêu thụ và chế biến mía đường thấp nhất trong 19 niên vụ vừa qua, dẫn tới số lượng nhà máy đường hoạt động chỉ còn 29 nhà máy, từ con số 44 nhà máy trước đây.

ATIGA có hiệu lực đối với ngành đường Việt Nam từ ngày 1/1/2020, theo đó thuế nhập khẩu giảm từ 80% xuống còn 5%. Trước đây, ngành đường đối mặt với nhiều khó khăn do đường nhập lậu. Nay, sau khi ATIGA có hiệu lực, những khó khăn của ngành đường lại gây ra bởi đường nhập khẩu.

Ông Dương phân tích rằng bước vào năm 2020, Việt Nam bắt đầu thực thi các cam kết trong ATIGA đối với ngành đường nên nhập khẩu đường bùng nổ với lượng lớn. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu 740.931 tấn đường từ Thái Lan, hơn 46.000 tấn đường từ Malaysia và hơn 13.000 tấn đường từ Myanmar. Lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam tăng 6 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Theo VSSA, giá đường nội địa giảm do hiệu ứng cạnh tranh từ đường nhập khẩu. Hơn nữa, tình trạng buôn lậu đường vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 khiến tiêu dùng dường giảm nên giá đường bắt đầu lao dốc. Trong bối cảnh đó, các nhà máy đường chỉ có 2 lựa chọn. Lựa chọn đầu tiên là tiếp tục tích trữ đường để đối phó với tình trạng cạn kiệt luồng tiền hoạt động, nghĩa là họ sẽ không trả lương cho côn gnhân hoặc thậm chí không thể trả tiền cho nông dân từ vụ mía trước. Lựa chọn khác là chịu bán lỗ một phần để duy trì luồng tiền hoạt động. Mặc dù các nhà máy đường đã nỗ lực hết sức để giảm bớt mức giảm giá đường và duy trì diện tích trồng mía nguyên liệu, rất nhiều nhà máy vẫn buộc phải đóng cửa.

Giải thích lý do vì sao giá đường nhập khẩu rẻ hơn nhiều so với giá đường nội địa, VSSA cho biết hiện có 4 nước sản xuất đường chính trong ASEAN, là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Tuy nhiên, các nước khác thực chất không mở cửa thị trường đường của họ theo thỏa thuận ATIGA. Các nước đều có cơ chế bảo vệ nông dân và các ngành đường nội địa khỏi tác động mang tính tàn phá của luồng đường giá rẻ từ thị trường quốc tế.

Ví dụ, Thái Lan xuất khẩu đường thô với giá 350 USD/tấn, trong khi giá đường tại Thái Lan là 450 USD/tấn. Ngành đường Philippines từng bị tác động nghiêm trọng bởi luồng syrup ngô nhập khẩu từ Trung Quốc và đã tăng gấp đôi thuế tiêu dùng đối với đồ uống không cồn chứa đường từ ngô.

Theo dự báo của VSSA, trong niên vụ mía đường 2020 – 2021, sẽ có thêm 4 nhà máy đường đóng cửa. Ông Cao Anh Dương khuyến nghị các doanh nghiệp cần theo dõi và thu thập thông tin về tình hình sản xuất – thương mại đường nội địa để đề xuất với hiệp hội và Bộ Công thương xem xét điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ cho các sản phẩm đường theo luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Hơn nữa, họ cần tham gia thiết lập một cơ sở dữ liệu đồng bộ và chính xác về nhập khẩu, xuất khẩu và sản xuất, dựa vào đó các cơ quan chức trách có thể chuẩn bị các biện pháp phòng vệ thương mại, cũng như sớm đưa mía đường vào nhóm hàng hóa hỗ trợ và giúp thông tin về tồn kho đường minh bạch hơn.

Tấn phước tổng hợp Theo VNS