Trung Quốc tăng nhập khẩu thịt heo
13/01/2023 - 11:03 | Giá cả, thông tin thị trường
Trung Quốc tăng nhập khẩu thịt heo
sau khi mở cửa
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)
dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết 11 tháng năm 2022, Trung Quốc
nhập khẩu 1,56 triệu tấn thịt heo (HS 0203), tương đương 3,4 tỷ USD, giảm 56% về
lượng và giảm 65% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Lượng thịt heo nhập khẩu
vào Trung Quốc giảm sút cũng là một trong những yếu tố tác động đến giá mặt
hàng này. Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc cho biết 10 tháng đầu năm
2022, giá thịt heo tại nước này tăng mạnh, chính quyền đã xuất 7 lô thịt heo từ
kho dự trữ quốc gia ra thị trường và kêu gọi chính quyền địa phương đưa hàng ra
thị trường để duy trì nguồn cung và ổn định giá cả.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định năm
2023, nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc sẽ tăng trở lại khi các biện pháp kiểm
soát Covid được nới lỏng và nhu cầu tăng lên, khối lượng dự kiến sẽ cao hơn năm
2022 nhưng thấp hơn năm 2021.
Các báo cáo ước tính rằng tổng nhập
khẩu thịt heo của Trung Quốc (bao gồm cả nội tạng) sẽ ổn định trong vài năm tới,
khoảng 2 triệu tấn/năm. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ tự túc khoảng 95%, đáp ứng
mục tiêu an ninh lương thực. Dù vậy, Trung Quốc vẫn sẽ là nhà nhập khẩu thịt
heo lớn nhất thế giới.
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là yếu tố cần theo dõi trong lĩnh vực chăn nuôi, vì hoạt động thương mại qua biên giới sẽ hỗ trợ giá lợn hơi vào năm 2023. Việc xuất khẩu lợn hơi chính thức sang Trung Quốc cũng có thể là yếu tố xúc tác...'
Tác động đến giá heo hơi thị trường Việt Nam
Theo ghi nhận của chúng tôi giá heo
hơi trên cả nước nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu nói riêng từ ngày 8 tháng
01 đến hôm nay ngày 13 tháng 01 năm 2023 có dấu hiệu tăng nhẹ từ
2.000-3.000đ/kg. Các chuyên gia nguyên nhân để giá heo tăng là do nhu cầu tiêu
dùng của người dân dịp tết Nguyên Đán tăng lên và một nguyên nhân tác động đến
thị trường heo hơi có khởi sắc là do Trung Quốc mở cửa biên giới (ngành chăn
nuôi của Việt Nam có liên hệ khá mật thiết với sự kiện mở cửa trở lại của Trung
Quốc).
Năm 2022, giá heo hơi
duy trì ổn định trong nửa đầu năm 2022, ở mức trung bình 55.000 đồng/kg (giảm
25% so với cùng kỳ), sau đó tăng đáng kể trong tháng 7 và tháng 8 và đạt mức
cao nhất là 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên diễn biến này chỉ trong một thời gian
ngắn, vì Trung Quốc sau đó đã áp dụng các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn đối
với hoạt động thương mại biên giới theo chính sách kiểm soát Covid19 của quốc
gia này. Kể từ đó, giá lợn hơi trung bình đã điều chỉnh về mức 53.000 đồng/kg
(tăng 15% so với cùng kỳ) trong quý 4/2022.
Thông thường, giá heo
hơi tại thị trường trong nước chịu ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố thời vụ trong quý
4 và nhu cầu thường tăng trước kỳ nghỉ Tết. Tuy nhiên, năm nay nhu cầu dường
như không tăng lên. Điều này một phần là do niềm tin của người tiêu dùng suy
yếu trong bối cảnh áp lực lạm phát.
Dự báo giá heo hơi năm 2023
Về triển vọng trong thời gian tới, dữ liệu từ OECD cho thấy mức tiêu thụ thịt
heo bình quân đầu người đã giảm so với mức tiêu thụ bình quân trước đại dịch, cụ
thể giảm từ 31,4kg/người/năm vào năm 2018 xuống còn 26,8kg/người/năm vào năm
2022. Điều này cũng cho thấy khả năng con số này sẽ tăng khoảng 3% so với cùng
kỳ vào năm 2023. Với sản lượng chăn nuôi tăng mạnh trong những tháng gần đây
(tăng 12,4% so với cùng kỳ trong 11 tháng đầu năm 2022), nguồn cung heo hơi khó
có thể thiếu hụt trong năm 2023, với điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt. Do
đó, dự báo giá lợn hơi sẽ không tăng đột biến. Dự báo giá lợn hơi sẽ đạt khoảng
60.000 đồng/kg vào năm 2023 (tăng 10% so với cùng kỳ).
Về mặt chi phí, dự báo chi phí thức
ăn chăn nuôi sẽ ổn định và bắt đầu giảm trong quý 2 năm 2023. Do đó, SSI
Research dự báo chi phí chăn nuôi sẽ giảm vào năm 2023, trong khi giá heo hơi dự
kiến sẽ tăng chậm. Theo đó, dự báo các công ty chăn nuôi sẽ bắt đầu phục hồi
vào năm 2023. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là chất xúc tác cần theo dõi
trong lĩnh vực này, vì hoạt động thương mại qua biên giới sẽ hỗ trợ giá lợn hơi
vào năm 2023. Việc xuất khẩu lợn hơi chính thức sang Trung Quốc cũng có thể là
yếu tố xúc tác. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra do còn nhiều quy định
liên quan đến nguồn gốc xuất xứ và an toàn thực phẩm. Các trang trại thương mại
với 'mô hình 3F'nghĩa là Feed-Farm-Food) được tích hợp đầy đủ sẽ là đối tượng
hưởng lợi chính nếu điều này được thông qua.
Hạnh Nguyễn – Chi cục CNTY