Triển vọng ngành cao su trong năm 2024
05/03/2024 - 08:15 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Theo ANRPC, sản
lượng cao su tự nhiên (CSTN) toàn cầu được dự kiến sẽ tăng 2,3% và nhu cầu CSTN
tăng 3,2% so với năm 2023. Tuy nhiên, ngành cao su vẫn phải thích ứng với thách
thức của thị trường kinh doanh biến động, điều kiện khí hậu và sự xuất hiện của
các bệnh hại mới. Ngoài ra, việc các nước thắt chặt các cam kết và quy định nhằm
thúc đẩy phát triển bền vững - trong đó có Quy định chống phá rừng của châu Âu
(EUDR) sẽ bắt đầu được áp dụng từ cuối năm 2024 và sự quan tâm sát sao các bên
tiêu thụ, khách hàng về vấn đề này cũng là yếu tố sẽ tác động đến chuỗi cung ứng
ngành cao su trên phạm vi toàn cầu.
Trong ngắn hạn,
nhu cầu từ Hoa Kỳ và châu Âu có thể lấy lại sức mạnh vào năm 2024 khi các Ngân
hàng Trung ương tương ứng bắt đầu cắt giảm lãi suất và hoạt động kinh tế phục hồi
đà tăng trưởng. Ở chiều ngược lại, tình hình thị trường biến động liên tục cùng
quan ngại về khả năng xuất hiện một đại dịch khác có thể là những yếu tố đè nặng
lên triển vọng kinh tế nói chung và nhu cầu cao su tự nhiên nói riêng.
Trong năm
2024, toàn ngành cao su Việt Nam đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 10,2 tỷ
USD, tăng 7,9% so với năm 2023. Trong đó, SPCS đạt kim ngạch cao nhất, với 4,6
tỷ USD, tiếp đó là CSTN (hơn 3,1 tỷ USD) và gỗ cao su (hơn 2,5 tỷ USD). Để đạt
được các mục tiêu này cần sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, sự hỗ sợ
chính sách của Nhà nước, cũng như sự quyết tâm khẳng định giá trị và vai trò của
ngành cao su Việt Nam trong và ngoài nước.
Dương Hải (Sưu tầm - nguồn: Thông tin chuyên đề Cao su
- Văn phòng Hiệp hội cao su Việt Nam tổng hợp - Tập 01 năm 2024)