Tình hình thị trường nông sản tháng 3.2019

06/05/2019 - 03:03 | Xúc tiến thương mại

Tình hình thị trường nông sản tháng 3.2019

1. Thịt heo

Giá heo hơi hôm 10/4 tại miền Nam nhiều nơi gần chạm mốc 50.000 đồng/kg.

Theo ghi nhận, giá heo tại Tiền Giang tăng 2.000 đồng/kg lên 49.000 đồng/kg, Bình Dương tăng 1.000 đồng/kg lên 43.000 đồng. 

Tại  Cần Thơ, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Trà Vinh heo hơi đang được thu mua trong khoảng 46.000 - 49.000 đồng/kg. Giá heo hơi tại thủ phủ nuôi heo Đồng Nai cũng đang ở mức tốt 43.000 - 48.000 đồng/kg.

Ngoài ra, công ty chăn nuôi heo miền Nam sẽ điều chỉnh giá heo hơi tăng thêm 1.000 đồng/kg trong  hôm 10/4. Điều này sẽ thúc đẩy giá heo tại các trại dân đi lên trong thời gian tới. 

2. Cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su ngày 29/3 (giờ địa phương) tăng 0,8% lên 180 yen/kg.

Theo Cơ quan Hải quan Nhật Bản, tháng 1/2019, Nhật Bản nhập khẩu 86,3 nghìn tấn cao su, với kim ngạch 15,53 tỷ Yên (tương đương 139,66 triệu USD), tăng 22,8% về lượng và tăng 10,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong đó, Ấn Độ, Thái Lan và Hàn Quốc là 03 thị trường cung cấp cao su chính cho Nhật Bản. Trong tháng 01/2019, Nhật Bản tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam, với 1,46 nghìn tấn, trị giá 234,74 triệu Yên (tương đương 2,11 triệu USD), tăng 33,3% về lượng và tăng 9,4 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Cao su Việt Nam chỉ chiếm thị phần nhỏ trong tổng nhập khẩu cao su của Nhật Bản trong tháng 01/2019, chiếm 1,7%, tăng so với mức 1,6% của cùng kỳ năm 2018.

 

3. Hồ tiêu

Trong tháng 3/2019, giá  tiêu dao động trong khoảng 44.000 - 46.000 đồng/kg.

Tỉnh

VNĐ/kg

ĐẮK LẮK

45.000

GIA LAI

44.000

ĐẮK NÔNG

45.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

46.000

BÌNH PHƯỚC

45.500

ĐỒNG NAI

44.000

 

4. Lúa gạo

Theo dữ liệu từ Cục Hải quan Philippines (BoC), lệnh gỡ bỏ các rào cản phi thuế quan và các thủ tục pháp lý về nhập khẩu nông sản trong năm ngoái của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã khiến khối lượng nhập khẩu gạo vào nước này tăng đột biến trong 2018.

Tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2019 dù hồ sơ từ Cơ quan Thống kê Philippines (PSA) cho thấy ngành nông nghiệp địa phương có đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng với giá cao hơn.

Theo đó, tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam trong quý II sau khi trải qua quý đầu năm ảm đạm, với khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo lần lượt giảm 3,5% và 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2019 với 40,2% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong hai tháng đầu năm  đạt 314,9 triệu tấn và 125,3 triệu USD, tăng 80,9% về khối lượng và tăng 60,6% về giá trị so với cùng kì năm 2018, Bộ Nông Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (NN&PTNT) cho biết.

Ngoài ra, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng đang ở mức cạnh tranh so với các quốc gia đối thủ như Thái Lan. 

Hiện nay, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm trong tháng 3/2019 xuống 395 - 396 USD/tấn (FOB) nhưng vẫn cao hơn mức 360 USD của Việt Nam.

Xuất khẩu gạo Thái Lan cũng giảm cả về số lượng và giá trị trong tháng 02, nhưng Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo quốc gia này nhận định hoạt động thương mại sẽ phục hồi trong tháng 3 tới 700.000 - 800.000 tấn. 

Nguyên nhân là các nhà xuất khẩu Thái Lan vẫn duy trì đơn đặt hàng mua lớn đối với gạo trắng và gạo đồ từ các khách hàng chủ chốt ở châu Phi và châu Á như Benin, Nam Phi, Cameroon, Trung Quốc và Philippines, sẽ giao hàng vào tháng 3.

Còn tại Campuchia, Thủ tướng Hun Sen cho biết các công ty địa phương sẽ không còn phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với xuất khẩu nông sản, gồm gạo xát, ngô, sắn và hạt tiêu. Điều này sẽ củng cố cạnh tranh đối với ngành nông nghiệp và xuất khẩu.

"Từ thời điểm hiện tại cho tới năm 2023, chính phủ sẽ chịu chi phí VAT đối với xuất khẩu lúa, gạo xát, ngô, đậu, hạt tiêu, sắn, hạt điều và cao su", ông Hun Sen phát biểu tại diễn đàn Chính phủ và Khu vực tư nhân hôm 29/3.

Như vậy, xuất khẩu gạo có thể tăng trong quí II nhờ nhu cầu từ Philippines và giá cạnh tranh.

Ngọc Hiền