TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
19/05/2023 - 08:10 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Quy mô đàn vật nuôi
Tổng đàn trâu ước 418 con bằng 96,98% so với cùng kỳ, sản lượng thịt
hơi xuất chuồng tháng 5 ước đạt 2,2 tấn, bằng 95,65% so với cùng kỳ, cộng
dồn 5 tháng ước đạt 12,8 tấn, bằng 96,92% so với cùng kỳ.
Tổng đàn bò 52.931 con, tăng 3,14% so với cùng kỳ; sản lượng thịt
hơi xuất chuồng ước đạt 421 tấn, tăng 3,19%, cộng dồn 5 tháng ước
thực hiện 2.171,8 tấn, tăng 2,42%. Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp Hội Nông dân
xã Láng Dài huyện Đất Đỏ đã giải ngân 500 triệu đồng cho dự án chăn nuôi bò
thịt. Theo đó, 10 hộ hội viên vay trong đợt này được vay 50 triệu đồng/hộ, thời
hạn vay 24 tháng, lãi suất 0,7%. Tính từ tháng 11/2021 đến nay, 40 hộ hội viên
nông dân trên địa bàn xã Láng Dài được vay với tổng số tiền 2 tỷ đồng thuộc 4
dự án chăn nuôi bò thịt, trong đó 2 dự án của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh và 2 dự
án của Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện. Được sự quan tâm của Nhà nước các hộ
chăn nuôi bò đã có điều kiện tăng đàn, cải thiện đời sống của người
nông dân.
Tổng đàn lợn ước 399.930 con, tăng 7,08%, sản lượng thịt hơi xuất
chuồng tháng 5 ước đạt 5.696 tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ, cộng dồn 5
tháng ước đạt 27.790,3 tấn, tăng 4,48% so với cùng kỳ. Để xuất
chuồng một con heo thịt, người chăn nuôi chịu lỗ từ 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng. Giá thành sản xuất tăng cao, trong khi giá bán giảm và kéo dài thời gian
qua đang khiến người chăn nuôi heo tại các hộ gia đình gặp khó khăn nên hạn
chế tái đàn. Nguyên
nhân tổng đàn heo tăng là do dịch bệnh đàn heo được kiểm soát; Công Ty TNHH
Chăn Nuôi Đức Mạnh Phát đầu tư tăng đàn và Công ty Cổ phần Chăn Nuôi CP
Việt Nam - Chi nhánh tại Bà Rịa - Vũng Tàu hoạt động trở lại sau khi
ngừng sản xuất kinh doanh trong năm 2022.
Tổng đàn gia cầm khoảng 6.078 ngàn con, bằng 95,83% so với cùng kỳ;
sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 5 ước đạt 2.330 tấn, bằng 95,21%
so với cùng kỳ, cộng dồn 5 tháng ước đạt 12.080,5 tấn, bằng 100,92%. Giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao từ đầu năm 2022 đến
nay, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc (cám gạo
tăng 27,2%) và chưa có dấu hiệu dừng lại. Do đó, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đành chọn giải pháp tạm “treo
chuồng” dù vốn đầu tư cho chuồng trại không ít.
Tình
hình dịch bệnh
Từ đầu năm đến nay, trên đàn
gia súc, có xảy ra các loại bệnh thông thường như: tiêu chảy, viêm phổi, viêm
khớp, cảm cúm,… tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng không phát dịch bệnh lớn;
trên đàn gia cầm, không xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay tình hình hình
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm vẫn xảy ra tại các tỉnh
khác và thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi. Do
đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo lực lượng thú y các cấp
và người chăn nuôi cần duy trì thường xuyên thực hiện nghiêm các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh trên động vật và kịp thời báo cáo dịch bệnh khi có dấu
hiệu vật nuôi mắc bệnh.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã
tăng cường công tác quản lý dịch tễ, công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động
vật, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời khi
có bệnh xảy ra. Tiếp tục tập trung chỉ đạo công tác phối hợp triển khai đồng
bộ, quyết liệt các biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi, Cúm gia
cầm, Viêm da nổi cục trên trâu bò và các bệnh nguy hiểm khác trên động vật; đã
xây dựng các kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm
2023 để triển khai thực hiện.
Tiếp tục tăng cường theo dõi kiểm
tra, giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm
tại các địa phương; Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động
vật và sản phẩm động vật; Tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, nhất là các cơ sở chấm dứt hoạt động tại
các địa phương; Tiếp tục theo dõi tình hình cung ứng và tiêu thụ sản phẩm chăn
nuôi, nhất là sản phẩm thịt heo.
Hạnh
Nguyễn – Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh