TIỀM NĂNG BƯỞI DA XANH BÀ RỊA – VŨNG TÀU XUẤT KHẨU SANG MỸ

10/06/2022 - 14:46 | Xúc tiến thương mại

Bưởi da xanh sẽ là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Trong buổi làm việc mới đây tại Mỹ giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam với Bộ Nông nghiệp Mỹ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo việc mở cửa cho quả bưởi của Việt Nam đang được thúc đẩy tích cực. Phía Mỹ đang lấy ý kiến công chúng và sẽ công bố trong thời gian sớm nhất.

Bộ NN&PTNT vừa nhận được thông báo từ các cơ quan chức năng Mỹ về việc hoàn thành thẩm định các thủ tục và chính thức cho phép nhập khẩu quả bưởi từ Việt Nam.

Sẵn sàng đưa quả bưởi xuất khẩu sang Mỹ

Bưởi da xanh sẽ là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Trong buổi làm việc mới đây tại Mỹ giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam với Bộ Nông nghiệp Mỹ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo việc mở cửa cho quả bưởi của Việt Nam đang được thúc đẩy tích cực. Phía Mỹ đang lấy ý kiến công chúng và sẽ công bố trong thời gian sớm nhất.

Trong nước, nhiều địa phương trọng điểm trồng bưởi da xanh của ĐBSCL hoàn toàn có thể trở thành vùng nguyên liệu chuẩn cả về số lượng và chất lượng. Hiện cả doanh nghiệp lẫn nhà vườn đều sẵn sàng để đưa loại nông sản này sang Mỹ. Được biết doanh nghiệp Mỹ chuộng quả dao động từ 1-1,4kg/quả, không chuộng quả lớn.

Hiện tại Bà Rịa – Vũng Tàu 1.163ha trồng bưởi với năng suất 60.51 tạ/ha, sản lượng 6.054 tấn/năm. Bưởi da xanh là một trong những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của tỉnh. Việc thị trường Mỹ mở cửa với bưởi da xanh là một tín hiệu đáng mừng cho nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu.

Yêu cầu của trái cây khi vào Mỹ

Không thể phủ nhận tiềm năng của thị trường Mỹ với trái cây Việt. Mặc dù chịu tác động của dịch COVID-19, nhưng năm 2020, Mỹ vẫn nhập khẩu hơn 14 tỷ USD trái cây, tăng so với năm trước đó. Mỹ cũng là một trong những thị trường khắt khe nhất về nông sản nhập khẩu. Theo Cục Bảo vệ thực vật, muốn xuất khẩu trái cây sang Mỹ phải đáp ứng được 3 tiêu chuẩn chính gồm: Vùng trồng đạt tiêu chuẩn và được phía Mỹ ủy quyền cho Bộ NN&PTNT giao Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng; Nhà máy đóng gói phải được chuyên gia phía Mỹ cấp mã số; Sản phẩm phải được chiếu xạ tại nhà máy được cấp mã số đạt chuẩn.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nước này có nhu cầu tiêu thụ lớn về trái cây với mỗi năm lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của nước này hiện chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn) là phải nhập khẩu. Đây sẽ là dư địa và cơ hội rất lớn cho trái cây Việt Nam.

Kim Khánh