Thúc đẩy xu hướng phát triển nông nghiệp sạch
04/03/2022 - 10:24 | An toàn thực phẩm
Tuy nhiên,
tỉ lệ sử dụng chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) dùng
trong nông nghiệp. Cần nhiều giải pháp thúc đẩy để tăng chất lượng nông sản
Việt Nam trên thực tế.
Tại Bà Rịa –
Vũng Tàu hiện có nhiều mô hình làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững đem
lại giá trị kinh tế cao như: mô hình hồ tiêu của hợp tác xã Bầu Mây, mô hình
trồng ca cao của công ty TNHH dịch vụ sản xuất ca cao Thành Đạt, trồng bưởi da
xanh tại Hợp tác xã Sông Xoài…
Lợi thế từ nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ
Xu hướng phát triển và nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên thế giới tăng cao nên việc chuyển đổi sang canh tác hữu cơ là tất yếu.
Với lợi thế nguồn phân chuồng các loại từ các trang
trại, việc chuyển toàn bộ phân hóa học sang phân hữu cơ tự sản xuất bằng công
nghệ vi sinh, ủ phân đã được triển khai và áp dụng tại nhiều địa phương. Cũng
bằng công nghệ vi sinh này, nhiều nông dân đã kết hợp với các loại thuốc bảo vệ
sinh học để phòng trừ bệnh trên cây trồng.
Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều trang trại lớn, chất thải từ
chăn nuôi của các trang trại này là nguồn nguyên liệu thuận lợi để sản xuất
phân hữu cơ cho cây trồng, như trang trại: Chăn nuôi heo của công ty Trang
Linh, huyện Xuyên Mộc; các trang trại nuôi gà tại huyện Đất Đỏ, thị xã Phú Mỹ;
nuôi dê tại huyện Châu Đức…
Theo ông Võ Quan Huy – Giám đốc Công ty TNHH Huy Long
An, cho biết: Đến nay chúng tôi đã chuyển đổi 80% sang hữu cơ và sinh học, còn
lại khoảng 20% với các loại sâu bệnh khó vẫn phải dùng hóa chất có kiểm soát.
Và chúng tôi vẫn đang kết hợp với các viện nghiên cứu và công ty sản xuất thuốc
trừ sâu sinh học để tìm ra các giải pháp chuyển từ thuốc hóa chất sang thuốc
sinh học an toàn hơn
Thúc đẩy thuốc trừ sâu sinh học
Nhiều nhà sản xuất phân bón hay
thuốc BVTV cũng đang chuyển sang phân khúc phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu
sinh học. Ông Đặng Bá Long, giám đốc Công ty Điền Trang (TP. HCM), cho biết những
năm trở lại đây nông dân đã sử dụng nhiều phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh
học hơn trước.
Dù thị trường tiêu thụ còn rất
nhỏ nhưng sau quá trình thử nghiệm, nông dân nhận ra rằng dùng phân, thuốc hữu
cơ giá thành không cao hơn phân, thuốc hóa học nhưng đất được bảo vệ tốt hơn,
sản phẩm có nhiều ưu thế hơn.
Tuy nhiên, lượng thuốc BVTV sinh
học hiện nay được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn khiêm
tốn. Trung bình hằng năm nước ta nhập khẩu 15.000 tấn thuốc BVTV sinh học, chỉ
chiếm 15% tổng lượng thuốc BVTV nhập khẩu. Riêng năm 2019, VN nhập khẩu 16.110
tấn thuốc BVTV sinh học. Thị trường thuốc BVTV sinh học vào năm 2019 của VN ước
đạt 60,8 triệu USD và đến năm 2024 dự tính sẽ đạt 85,7 triệu USD, với mức tăng
trưởng trên 16%/năm.
Cần có lộ trình cắt giảm các
hóa chất độc hại
Theo Cục Bảo vệ thực vật: có 5.000 tấn/năm lượng thuốc BVTV sinh học sản
xuất trong nước. Hiện VN có 85 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất, gia công thuốc BVTV sinh học.
Nhu cầu an toàn thực phẩm với
người dân là bắt buộc và ngày càng cao trên quy mô toàn cầu. Bộ NN&PTNT cần
rà soát lại danh mục các hóa chất trong nông nghiệp, đối chiếu với quy định của
các quốc gia nhập khẩu, loại bỏ những loại hóa chất người ta đã cấm. Trong nước
cần có những quy định nghiêm khắc hơn về việc sản xuất và sử dụng thuốc trừ
sâu, trừ cỏ độc hại, tránh việc quy định một đằng nhưng không có chế tài kèm
theo nên kinh doanh và sử dụng vẫn tràn lan.
Tấn Phước