Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
07/04/2023 - 14:02 | Giá cả, thông tin thị trường
Như
vậy, Bà Rịa – Vũng Tàu có khá đầy đủ các loại vật nuôi có trong ngành chăn nuôi
Việt Nam; trong đó, các loại vật nuôi có quy mô lớn gồm: gia cầm đứng thứ 4 ĐNB
sau Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh và Bình Phước; đàn heo đứng thứ 3 ĐNB sau
Đồng Nai và Bình Dương; đàn bò đứng thứ 4 các tỉnh ĐNB sau TP. HCM, Tây Ninh và
Đồng Nai. Vậy thị trường tiêu thụ hiện nay của các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
được phân phối như thế nào?
Hiện nay,
sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được phân phối dưới 4
hình thức chủ yếu như sau :
Thương
lái lấy sản phẩm đã giết mổ từ các lò mổ; sau đó phân phối cho 4 đối tượng (Tiểu
thương tại các chợ tiêu thụ khoảng 85% sản lượng sản phẩm của thương lái; Các
cửa hàng gọi là cửa hàng thực phẩm sạch tiêu thụ khoảng 5% sản lượng được
thương lái tiêu thụ qua hình thức này; Các siêu thị, bách hóa tiêu thụ khoảng
5% sản lượng thực phẩm của thương lái; Các bếp ăn tập thể như trường học, đơn vị quân đội, doanh
nghiệp, nhà hàng...) tiêu thụ khoảng 5% sản lượng theo hình thức này
Một số doanh nghiệp hoặc trang trại lớn, bán
trực tiếp sản phẩm (chưa qua giết mổ) cho các công ty thực phẩm (chủ yếu là
Vissan); Vissan giết mổ, chế biến và cung ứng cho các đô thị lớn (TP. Hồ chí
Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Vũng Tàu...).
Một số
doanh nghiệp hoặc trang trại có cơ sở giết mổ riêng. Sản phẩm sau giết mổ, được
đem đi bỏ mối tại các cửa hàng thực phẩm sạch, tại các chợ đầu mối, hoặc tiểu
thương ở các chợ.
Tiêu thụ nông sản theo chuỗi: Theo Sở Công
thương, đến nay, toàn tỉnh đã có 21 sản phẩm được xác nhận sản xuất theo chuỗi
thực phẩm an toàn. Sản phẩm chăn nuôi có các chuỗi thịt gà, thịt bò, thịt heo
và được tiêu thụ ở 46 cửa hàng phân bố trên toàn tỉnh.
Từ đầu
năm 2023 đến nay, kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng chậm lại. Nguyên nhân chủ
yếu là cuộc xung đột từ khu vực biển Đen; áp lực giá lương thực, nhiên liệu
rộng và dai dẳng. Suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc vẫn có thể tiếp diễn
trong ngắn hạn, cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn
cầu). Việc đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch Covid-19 trong năm 2022 tác
động kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thị trường năm 2023. Kinh tế
trong nước cũng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại như áp lực lạm
phát và chi phí sản xuất tăng mạnh. Điều này sẽ tác động không nhỏ tới ngành
chăn nuôi khi sức mua của thị trường rất hạn chế, chỉ còn 70 - 80% số lượng so
với trước, khiến cho giá các sản phẩm chăn nuôi xuất chuồng liên tục duy trì ở
mức thấp, gây thua lỗ cho người chăn nuôi.
Trước tình
hình trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến khích các cơ
sở chăn nuôi phát triển chăn nuôi theo các chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi
theo chuỗi giá trị, trong đó tập trung hỗ trợ xây dựng thương hiệu và truy xuất
nguồn gốc và kết nối thị trường. Tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc
liên kết theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi vì đây là phương thức hợp tác tạo
ra giá trị gia tăng, kiểm soát an toàn thực phẩm và đặc biệt là tính bền vững
trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường
cập nhật và quảng bá thông tin về tình hình chăn nuôi và thị trường các sản
phẩm chăn nuôi trong nước và quốc tế. Gắn kết khuyến nông với thị trường, nhằm
định hướng phát triển chăn nuôi phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Hỗ trợ các doanh
nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đăng ký nhãn
hiệu, xây dựng thương hiệu, chứng nhận các chuỗi sản phẩm chăn nuôi an toàn để
tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng nhận diện sản phẩm an toàn, có khả
năng truy xuất nguồn gốc, yên tâm sử dụng sản phẩm.
Hạnh Nguyễn – Chi cục CNTY