Thay đổi tư duy trong cách làm để nông nghiệp ngày càng được vươn tầm
27/02/2024 - 14:41 | Thông tin doanh nghiệp cần biết
- Trước tiên là sự khác
biệt tạo ra thương hiệu: Thế
giới giờ không đứng yên như chúng ta đang nghĩ. Người ta không đơn thuần mua
một sản phẩm mà người ta mua cái cách tạo ra sản phẩm đó. Ví dụ, tại sao người
ta không mua một con cá được đánh bắt từ vi phạm IUU? Bởi đó là họ đang nhìn
vào quá trình tạo ra con cá đó để quyết định mua hay không mua. “Ngon” bây giờ
không phải là yếu tố quyết định mà chỉ là một điều kiện cần. Ngoài ra, chữ
“ngon” còn phải phù hợp với khẩu vị và văn hóa tiêu dùng của mỗi quốc gia. Đặc điểm cố hữu của người dân
mình là ai cũng nói rằng sản phẩm của mình tốt, ngon. Nhiều khi do chúng ta đẩy lên một cực rồi không hợp
tác với nhau được, vì vậy phải cùng nhau liên kết lại thành một ngành hàng. Bây
giờ không phải là ngon nhất nữa, không cần đứng đầu nữa mà là sự khác biệt. Chính
cái khác biệt mới tạo ra thương hiệu.
- Luôn thích ứng với
những xu hướng thay đổi:Trước đây ta nói nền kinh tế “nâu”, tức là nền kinh tế để
phục vụ cuộc sống của con người. Tuy nhiên, do lạm dụng khai thác mà con
người tạo ra sự biến dạng về mặt môi trường, biến dạng về mặt đa dạng sinh học.
Đã có thời mọi người nghĩ rằng muốn phát triển thì phải đánh đổi, hy sinh nhưng
giờ bằng các khoa học công nghệ, bằng cách tiếp cận mới đã có thể hài hòa được
vấn đề này. Chẳng hạn, ngày
xưa nói trồng lúa là phát thải khí nhà kính; chăn nuôi, thủy sản phát thải khí
metan. Tuy nhiên, bây giờ với khoa học công nghệ như đề án 1 triệu ha lúa chất
lượng cao, đề án thủy sản phát triển bền vững thì chữ “bền vững” đó chính là
mục tiêu và giải pháp. Chúng ta đang dần thích ứng với xu thế xanh hóa toàn cầu
– Đây là một xu thế không đảo ngược được, quốc gia nào đi trước sẽ thành công
trước.
- Liên kết để tạo ra giá trị tốt nhất: Trong năm 2024, có hai nhiệm vụ trọng
tâm mà ngành nông nghiệp xác định, cụ thể:
+ Một là
lan tỏa sâu sắc hơn nữa về tư duy kinh tế. Thời gian qua, chúng ta luôn nói
chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp nhưng quá
trình chuyển đổi đó không đơn giản. Tư duy kinh tế nông nghiệp là làm sao trên
một diện tích nông nghiệp đó, thậm chí diện tích còn bị thu hẹp lại nhưng tạo
ra của cải nhiều hơn.
+ Hai là tạo ra nhiều
không gian giá trị cho nông nghiệp. Nông nghiệp không chỉ là nông nghiệp, mà
tích hợp cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, từ đó cộng hưởng thêm các giá trị,
như nông nghiệp du lịch, nông nghiệp giải trí, nông nghiệp thời trang, nông nghiệp công nghệ thông
minh…Chẳng hạn, lợi nhuận nông nghiệp du lịch thời
gian đã tăng gấp sáu, thậm chí gấp 10 lần mà không phải đầu tư quá lớn. Cũng
trên miếng vườn đó, người nông dân sắp xếp nhà cửa chỉn chu, biết nấu nướng,
trau chuốt lại lời ăn tiếng nói, biết kể câu chuyện cho du khách… thì lợi nhuận
thu được sẽ tăng cao. Thực tế có những cái vô hình chưa được khai thác đôi khi
còn tạo ra giá trị nhiều hơn cái hữu hình chúng ta đang theo đuổi.
Nói một cách đơn giản
nhất là những gì đang làm thì phải làm cho tốt và phải chuẩn bị cho những thứ
tốt hơn nữa. Liên kết lại để các ngành hàng phát triển bền vững, tổ chức lại
sản xuất, tổ chức lại thị trường, liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp
tạo ra thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ… Dù là thị trường trong nước hay
ngoài nước cũng đều là thị trường, làm sao tiêu thụ được nông sản cho bà con
nông dân với giá tối ưu nhất. Chẳng hạn, một sản phẩm nông dân bán giá 10 đồng
trừ chi phí sản xuất 9 đồng thì lãi 1 đồng nhưng nếu bán với giá 8 đồng mà chi
phí sản xuất chỉ hết 6 đồng thì lãi 2 đồng vẫn đem lại lợi nhuận cao hơn.
Lài Nguyễn – Chi cục PTNT st (Nguon plo.vn)