Tăng cường quản lý nhà nước về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói
15/09/2023 - 16:08 | An toàn thực phẩm
Qua
báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật cũng như ý kiến thảo luận của các đại biểu
tham dự Hội nghị, được biết trong thời gian qua, các địa phương đã có những nỗ
lực rất lớn trong công tác
thiết lập và cấp mã số vùng trồng (MSVT), cơ sở đóng gói (CSĐG) xuất
khẩu, cụ thể tính đến hết tháng
7/2023, cả nước có 6.883 MSVT và 1.588 CSĐG xuất khẩu. Bên cạnh những nỗ lực của toàn
ngành, của các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong công tác phát
triển MSVT, CSĐG, trong
thời gian qua vẫn nhận được thông báo không tuân thủ
các yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn
thực phẩm của các lô hàng của Việt Nam xuất khẩu. Tình trạng vi phạm
này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đối với các ngành hàng xuất khẩu, làm
mất uy tín của hàng nông sản Việt Nam; có thể dẫn đến việc đánh mất thị
trường đã mất rất nhiều công sức,
thời gian và nguồn lực để mở cửa.
Để
nâng cao hiệu quả công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu trong thời gian
tới, đảm bảo nông sản của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu KDTV và ATTP của
các nước nhập khẩu, Thứ
trưởng Hoàng Trung nêu ý kiến Kết luận, trong đó đề nghị các đơn
vị trực thuộc Bộ, các địa phương, các tổ chức cá nhân liên quan tập trung triển
khai một số nhiệm vụ, trong đó:
a) Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện công tác quản lý mã số vùng trồng, CSĐG. Xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép chương trình phát triển mã số vào các Nghị quyết về phát triển kinh tế tại địa phương.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các mã số đã được cấp; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tái vi phạm nhiều lần; đặc biệt chú ý đến việc giám sát đối với các cơ sở đóng gói. Thực hiện các chương
trình giám sát dư lượng.
- Thường xuyên liên hệ, phối hợp với các cơ quan ở Trung ương để kịp thời cập nhật yêu cầu nhập khẩu của các thị trường; Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về các quy định KDTV, ATTP; Đa dạng hóa các hình thức tập
huấn, tuyên truyền theo hướng tiếp cận từng nhóm đối tượng.
- Ban quản lý tại các cửa khẩu phối hợp với các đơn vị có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra hàng hóa, tuân thủ đúng yêu cầu của nước nhập khẩu.
b) Các vùng trồng, cơ sở đóng gói:
- Các Cơ sở đóng gói phải bố trí nhân sự để thực hiện kiểm soát theo đúng quy định; Chịu trách nhiệm đối với các biện pháp kỹ thuật áp dụng và bảo đảm việc tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản; Chủ động tuân thủ các quy định kỹ thuật về mã số của nước nhập khẩu.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý của địa phương để thực hiện giám sát vùng trồng, CSĐG theo đúng quy định; tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất tại vùng trồng và người lao động tại CSĐG để nắm được các quy định và yêu cầu về MSVT, CSĐG của các nước nhập khẩu.
- Chủ động tìm hiểu và tuân thủ các quy định kỹ thuật về mã số của nước nhập khẩu. Thường xuyên cập nhật website http://sansangxuatkhau.ppd.gov.vn để nắm bắt các thông tin, quy định mới của nước nhập khẩu; tham gia các lớp
tập huấn để nâng cao nhận thức và hiểu biết về yêu cầu của các nước nhập khẩu.
- Tổ chức tốt chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng - CSĐG- cơ sở xử lý KDTV - doanh nghiệp xuất khẩu nhằm đảm bảo sản phẩm chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về KDTV và ATTP; tuân thủ yêu cầu của nước nhập
khẩu và đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia.
- Toàn bộ vùng trồng và CSĐG đã được cấp mã số xuất khẩu phải cập nhật thông tin toàn bộ quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói và vận chuyển sản phẩm trên phần mềm quản lý vùng trồng (Farmdiary) và phần mềm quản lý CSĐG.
Lài Nguyễn – Chi cục Phát triển nông thôn