Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tàu cá

12/05/2022 - 09:37 | Xúc tiến thương mại

Để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển nhất là khi mùa mưa bão đã đến, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 1488/SNN-CCTS ngày 06/05/2022 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tàu cá.

Theo đó, đơn vị đề nghị B Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký thuyền viên, các thuyền viên phải đảm bảo các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; không sử dụng lao động trẻ em trên các tàu cá. Tuyên truyn, phổ biến yêu cầu chủ tàu cá phải mua bảo hiểm cho thuyền viên và lao động trên tàu cá; Tăng cường kiểm tra các tàu cá trước khi xuất bến, đảm bảo các tàu cá khi xuất bến phải có đầy đủ trang thiết bị an toàn cho thuyền viên, phải được đăng kiểm, trang bị đầy đủ thiết bị phòng chống cháy nổ. Không cho xuất bến các tàu cá không đủ điều kiện theo các quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; kiến thức phòng, chống lụt bão, nghiệp vụ đảm bảo an toàn tàu cá, quy định về báo hiệu, cảnh giới khi hành trình và đánh bắt hải sản trên biển, đặc biệt là vào ban đêm.

Cung cấp cho ngư dân thông tin về tần số liên lạc, điện thoại của các cơ quan có chức năng phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đề phòng cho ngư dân liên lạc khi có sự cố xảy ra trên biển. Tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân cách phòng tránh tai nạn, rủi ro trên biển; hướng dẫn ngư dân tổ chức khai thác hải sản theo tổ, đội để kịp thời hỗ trợ nhau khi gặp rủi ro, tai nạn, sự cố trên biển.

 Ngoài ra, cũng đề nghị Chi cục Thủy sản tổ chức thực hiện việc giám sát kỹ thuật tàu cá đóng mới; nâng cấp, cải hoán tàu cá; kiểm tra an toàn kỹ thuật hàng năm tàu cá. Đồng thời giải quyết kịp thời thủ tục đăng ký đóng mới, nâng cấp cải hoán, sang tên và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật hàng năm cho tổ chức và cá nhân khai thác thủy sản, dịch vụ khai thác thủy sản trên các vùng biển.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; kiến thức phòng, chống lụt bão  nghiệp vụ đảm bảo an toàn tàu cá, bè cá, quy định về báo hiệu, cảnh giới khi hành trình và đánh bắt hải sản trên biển, đặc biệt là vào ban đêm. Cung cấp cho ngư dân thông tin về tần số liên lạc, điện thoại của các cơ quan có chức năng phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đề phòng cho ngư dân liên lạc khi có sự cố xảy ra trên biển.

Phân công cán bộ tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới xảy ra để thông báo diễn biến của bão hoặc áp thấp nhiệt đới cho các phương tiện tàu cá, đang hoạt động khai thác trên biển biết và chủ động phòng tránh.

Tham mưu, đề xuất kinh phí xây dựng, duy tu, bảo dưỡng khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá; nạo vét các luồng lạch, cửa sông, cửa biển đảm bảo tàu cá xuất, cập bến, cảng an toàn.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quý I năm 2022, cả nước đã xảy ra 51 vụ/51 tàu/256 người gặp tai nạn, sự cố trên biển giảm 04 vụ/ 06 tàu/119 người so với quí I năm 2021. Sự cố nghề cá đã làm chìm, mất tích 07 tàu, chết 12 người, mất tích 35 người; ngư dân và các cơ quan chức năng cứu được 19 tàu/200 người và hỗ trợ y tế cho 01 người bị thương, 08 người bị tai nạn lao động. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn nghề cá nói trên chủ yếu: Tàu bị hỏng máy thả trôi chiếm 33,33%; tàu bị đâm va, phá nước, sóng đánh chìm chiếm 17,65 %; tàu có người bị rơi xuống biển 35,29%; tàu có người bị ốm, bị thương cần trợ giúp y tế 13,73%.

                                                          VTH