Sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi đã có những tín hiệu đáng mừng
20/02/2025 - 08:50 | An toàn thực phẩm
Tác
hại của chất tạo nạc lên cơ thể heo
Hiện
có 3 chất tạo nạc đang được sử dụng nhiều trên thị trường là Salbutamol,
Ractopamin và Clenbuterol. Trong đó, Salbutamol la chất được sử dụng nhiều nhất
tại Việt Nam vì dù nghành nông nghiệp đã cấm nhưng ngành y tế vẫn sử dụng để điều
trị hen suyễn nên rất khó cho công tác quản lý và giám sát.
Trên
động vật, khi được cho ăn với 1 lượng lớn (1.000-6.000mg) mỗi ngày, nhóm chất
này kích thích tuyến thượng thận sản sinh corticoid (làm béo) và làm chuyển hóa
nhanh các mô mỡ để tăng khối lượng nạc, các sợi cơ phình ra làm tăng tỷ lệ thịt
mông, đùi, làm cho da bóng mượt.
Heo
sau khi ăn chất cấm, mỗi ngày có thể tăng 1,5 đến 2 kg trọng lượng cơ thể.
Tác
động cụ thể của hóa chất lên heo:
Sang
ngày thứ 2: heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc.
Ngày
thứ 3: heo ít di chuyển thường nằm ngủ li bì.
Ngày
thứ 10: heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không
vững.
Ngày
thứ 15: siêu tạo nạc, tích nước, trọng lượng mỗi ngày tăng 1,5 – 2 kg/ngày,
xương giòn và nguy cơ gãy chân rất cao.
Quá
15 ngày: khắp người heo bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước.
Tác
động gián tiếp của chất tạo nạc lên con người.
Với
Salbutamol: Khi ăn thịt heo có Salbutamol cũng giống như uống thuốc này. Lượng
Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy
nhiêu. Sau đó, Salbutamol được đào thải dần qua nước tiểu nhưng chúng vẫn được
tích lũy lâu trong gan, thận, mỡ, vòng mạc và không bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Cũng chính vì thế mà các trường hợp ngộ độc được báo cáo thường do ăn nội tạng
động vật.
Clenbuterol:
Việc ăn phải thịt heo chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng
ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng
váng… Clenbuterol cũng gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây
chết người.
Nếu
người tiêu dùng ăn thịt heo có tồn dư hai chất nói trên thì lâu dần sẽ có nguy
cơ bị ảnh
hưởng đến sức khỏe và tính mạng, cụ thể: Sau một thời gian tích lũy trong cơ thể,
người tiêu dùng bị nhiễm độc gây nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, tim đập
nhanh, tăng hoặc giảm huyết áp, rối loạn tiêu hóa. Có trường hợp biến chứng gây
bệnh ung thư, tổn hại đến hệ thân kinh, hệ tuần hoàn...có trường hợp dẫn đến chết
người. Có trường hợp bị nhược cơ, giảm vận động của cơ, khớp, cơ thể phát triển
không bình thường.
Ngành thú y thực hiện tuyên truyền tới người
chăn nuôi, về tác hại của việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi, các hình
thức sử phạt, đồng thời thắt chặt quản lý trong các công tác quản lý chăn nuôi,
kiểm dịch, kiểm soát giết mổ để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm
cho người tiêu dùng.
Khuyến cáo người tiêu dùng nhận
biết thịt sử dụng chất tạo nạc: Thịt sử dụng chất tạo nạc có lớp mỡ mỏng dưới
1cm, da căng, mỏng bất thường, màu đỏ đậm như thịt bò. Khi thái miếng thịt mềm,
không đứng vững được. Phần liên kết giữa thịt nạc và mỡ tách rời rõ rệt, thường
có dịch màu vàng chảy ra. Khi ăn có cảm giác khô, không có vị béo của thịt. Thịt
bình thường (không sử dụng chất tạo nạc): Có lớp mỡ dày từ 1,5 - 2cm trở lên,
phần liên kết giữa thịt nạc và mỡ không bị tách rời, không có dịch vàng chảy
ra, khi ăn có vị béo của
thịt.
Việc
sử dụng chất tạo nạc trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi là vi phạm pháp
luật, vi phạm đạo đức xã hội. Mỗi người chăn nuôi gia xúc, gia cầm hãy tuyệt
đối nói không với những chất tạo nạc trong danh mục cấm của nhà nước. Hãy nêu
cao tinh thần trách nhiệm vì sức khỏe của toàn xã hội, vì sự phát triển của con
người.
Hạnh Nguyễn – Chi cục CNTY