Sản xuất rau an toàn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ
22/11/2023 - 10:59 | An toàn thực phẩm
Đến
năm 2030, định hướng diện tích rau cả nước đạt khoảng 1,2-1,3 triệu ha,
trong
đó
diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc cả nước
khoảng 360-400 nghìn ha; diện tích rau phục vụ chế biến khoảng
50-60 nghìn ha, gồm các loại: Cà chua, dưa chuột, ớt cay, khoai tây, một
số loại
rau cải... Để đạt được các mục tiêu và định hướng Đề án đưa ra các giải pháp:
Một là, về tổ chức sản xuất: các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định quy
mô vùng sản xuất rau tập trung trong phương án
Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch có
liên quan khác. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn; phối hợp chặt chẽ với các doanh
nghiệp định hướng quy mô vùng trồng rau, ưu tiên tại các
vùng tập trung; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất
rau từ xây dựng vùng trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các địa
phương cần thực hiện đồng bộ giải pháp hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cả về
chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt chú trọng hỗ trợ thành lập mới và
nâng
cao năng lực cho các thành viên Hợp tác xã sản xuất rau an toàn để xây
dựng
mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất rau. Đối với hộ
gia đình sản xuất rau, cần liên kết với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã
và Tổ hợp tác để sản xuất rau tại các vùng tập trung, gắn với tiêu thụ
sản
phẩm; xây dựng mã số vùng trồng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc; tham gia các khóa
đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ về quy trình sản
xuất
rau an toàn, sơ chế, bảo quản rau,....
Hai là, về khoa học công nghệ tiếp tục đầu tư lưu giữ nguồn gen các giống rau, đặc biệt
là nhóm rau bản địa; chọn tạo, sản xuất hoặc nhập nội
các giống rau mới, các giống lai F1 có
năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh hại,
thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy
chuẩn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao,
bền vững; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và thuốc bảo vệ thực
vật sinh học; hạn chế sử dụng hóa chất vô cơ; chuyển
giao quy trình sản xuất rau an toàn vào thực tiễn sản xuất. Nghiên cứu
dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau; nghiên cứu, chế tạo hoặc
mua bản quyền công nghệ mới trong sơ chế, bảo quản, chế biến rau.
Thực
hiện đồng bộ các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy chuyển đổi số,
truy xuất nguồn gốc trong sản xuất rau an toàn,...
Ba là, về thị trường tiêu thụ đối với thị trường trong nước, tiếp tục hỗ trợ các
doanh nghiệp, Hợp tác xã và hộ gia đình xây dựng thương
hiệu sản phẩm rau an toàn, gắn với mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý; đa dạng
hóa các kênh phân phối rau an toàn, hình thành các sàn giao dịch; đẩy mạnh
các hoạt động kết nối cung cầu, triển lãm, quảng bá,
xúc tiến thương mại,... để người tiêu dùng có đủ thông tin về sản
phẩm
rau Việt Nam,.... Đối với thị trường xuất khẩu, tiếp tục giữ vững những
thị trường tiêu thụ rau truyền thống, đồng thời đẩy mạnh
xúc tiến mở rộng các thị trường mới; chủ động đàm phán tháo gỡ rào cản
thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm rau Việt
Nam được tiêu thụ rộng trên thị trường thế giới.
Bốn là, về quản lý nhà nước tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan
đến phát triển sảnxuất rau an toàn: Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giống
phục vụ cơ cấu lại ngành
nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
chính
sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản
phẩm nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ;
chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
chính
sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã,.… Đồng thời, nghiên cứu báo cáo cấp
có thẩm
quyền ban hành chính sách mới hỗ trợ phát triển rau, trong đó có rau an
toàn;
chính sách hỗ trợ áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, xây
dựng
mã số vùng trồng, chuyển đổi số trong sản xuất rau an toàn,.... Thường
xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào phục
vụ sản xuất; nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm rau. Quản
lý chặt chẽ các yếu tố gây ô nhiễm đất, nguồn nước tưới cho các vùng
sản
xuất rau an toàn,....
Năm là, về
đầu tư tăng cường năng lực thực
hiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất rau theo hướng xã hội
hóa, chủ yếu là vốn của doanh nghiệp và người dân. Các hộ gia đình đầu tư
hình thành vùng sản xuất rau tập trung. Hợp tác xã, Tổ hợp tác liên kết với các
hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư cơ sở sơ chế, bảo quản rau. Doanh nghiệp
đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở sơ chế, nhà máy chế biến,
thương hiệu sản phẩm rau,.... Ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu
tư phát triển sản xuất rau theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ:
Xây dựng cơ chế, chính sách; nghiên cứu, chuyển giao khoa học
công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên nguồn nhân
lực sản xuất rau an toàn; cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu
sản xuất, chế biến rau; hạ tầng vùng sản xuất rau tập trung: giao
thông,
thủy lợi, điện,.…; chợ đầu mối, sàn giao dịch.,…; xúc tiến thương mại,
mở rộng
thị trường tiêu thụ,....
Sáu là, về hợp tác quốc tế tăng cường hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế về
phát triển sản xuất rau như: Trao đổi nguồn gen cây
rau; nghiên cứu chọn tạo hoặc nhập nội các giống rau mới,
các giống lai; xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất rau an toàn phù hợp
với các nước nhập khẩu rau; quản trị chuỗi sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế
biến rau; quản lý các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước và đất trồng rau;
xúc
tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau,....
Thanh Hiền TTBVTV