Quy trình thực hiện “An toàn sinh học” để phòng ngừa bệnh Dịch tả heo Châu Phi (ASF) xâm nhập vào trại
07/08/2024 - 13:54 | Thông tin doanh nghiệp cần biết
Trong
thời gian tới, nguy cơ phát sinh và lây lan ASF là rất cao do phương thức chăn
nuôi chưa đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Các hoạt động tái đàn,
tăng đàn, vận chuyển con giống tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, phát tán
dịch bệnh. Bên cạnh đó, thời tiết đang vào mùa mưa, diễn biến phức tạp không chỉ
tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại và phát tán rộng mà còn làm giảm sức
đề kháng của vật nuôi.
Vì vậy, việc thực hiện an toàn sinh học là vấn đề sống còn
của một cơ sở chăn nuôi.
An toàn sinh học đề cập đến các nhóm biện pháp quản lý và
vật lý nhằm giảm thiểu nguy cơ xâm nhập, duy trì và lây lan các bệnh động vật,
hiện tượng nhiễm trùng hoặc lây nhiễm từ ngoài vào, từ trong ra và trong nội bộ
quần thể động vật.
Quy
trình thực hiện “An toàn sinh học” để phòng ngừa bệnh ASF xâm nhập vào trại:
1. Chăn
nuôi theo mô hình chuồng kín.
2. Thưc hiện
chăn nuôi cùng vào – cùng ra.
3. Hệ thống
chuồng nuôi, hàng rào xung quanh phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về độ cao, độ chắc...
4. Hạn chế
tối đa người và khách tham quan ra vào thăm trại
5. Tiến
hành sát trùng tất cả các dụng cụ cá nhân bằng tia UV của tất cả người trước
khi vào khu vực chăn nuôi.
6. Thực hiện
quy trình vệ sinh sát trùng, tắm đối với tất cả người trước và sau khi ra vào
khu vực chăn nuôi.
7. Thực hiện
đúng quy trình vệ sinh sát trùng đối với tất cả các phương tiện vận chuyển ra
vào khu vực chăn nuôi.
8. Kiểm
soát chất lượng nước cho heo uống, đảm bảo cung cấp nước sạch và được xử lý
chlorine.
9. Thực hiện
quy trình xử lý phân và chất thải đúng kỹ thuật.
Để thực hiện
được hiệu quả các yếu tố thì chủ trại phải là người tiên phong hiểu và thực hiện
nghiêm túc các bước an toàn sinh học trong trại.
Hạnh Nguyễn – Chi cục Chăn nuôi và Thú y.