Quản lý yếu tố con người đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi heo quy mô nhỏ

23/10/2024 - 15:57 | Thông tin doanh nghiệp cần biết

Công nhân trang trại là người ngoài và các thành viên trong gia đình có tham gia chăn nuôi heo cần để quần áo và giày dép riêng trong trang trại và thay quần áo này khi ở trong trang trại. Nếu có thể được thì khu vực thay quần áo phải được đặt phía dưới hoặc phía sau khu nhà của người chăn nuôi. Người ngoài phải rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi vào để đảm bảo rằng không có dụng cụ hoặc động vật nào được tiếp xúc trước đó có thế làm nhiễm bệnh vào trại.

Việc di chuyển của con người vào và ra khỏi trang trại, bao gồm các thành viên trong gia đình và những người chăm sóc khác, làm tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vào khu vực chuồng trại. Các thành viên trong gia đình hoặc công nhân và khách đến thăm cần phải biết rõ về các biện pháp an toàn sinh học để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vào trang trại. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đặt các biển chỉ dẫn dễ thấy với các thông điệp thích hợp tại các vị trí phù hợp. Thông điệp nên bằng ngôn ngữ địa phương và hình ảnh phải nổi bật để thu hút sự chú ý. Cũng có thể dán các biển báo chỉ dẫn hướng di chuyển để người chăm sóc không đi qua lại từ chuồng này sang chuồng khác.

          Việc tiếp cận trang trại và các khu nuôi nên được hạn chế tối đa và chỉ dành cho người chăn nuôi và người chăm sóc. Những người lao động chủ chốt này phải hiểu hành động của họ là quan trọng trong việc ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Cần nhắc nhở họ không đến thăm các trại nuôi heo khác, săn bắt và tránh tiếp xúc với heo từ các trang trại khác. Bồn khử trùng chân nên được đặt ở lối vào trại và tại các khu nuôi. Ở những lối vào này nên có biển chỉ dẫn hướng dẫn mọi người nhúng chân vào bồn khử trùng. Nếu không có biển báo, người chăm sóc phải đảm bảo hướng dẫn mọi người làm như vậy. Bất kỳ ai vào trang trại thì trong vòng 48h trước đó không được tiếp xúc hoặc đi vào một cơ sở nuôi heo v khác. Nhân viên thú y cơ sở nên được nhắc nhở về quy tắc quan trọng này. Nên cấm khách tham quan vào trong ô chuồng.

          Đối với khách thăm nhằm mua heo, chủ trại có thể gặp người mua ở lối vào nhà hoặc ở cách xa trang trại. Người mua có khả năng di chuyển từ trang trại này sang trang trại khác và có nguy cơ cao nếu được phép vào cơ sở. Với sự hỗ trợ của công nghệ, người chăn nuôi có thể chụp ảnh hoặc thậm chí phát trực tiếp hình ảnh lợn cho người mua xem. Nếu khu vực sinh sống của lợn lẫn vào khu vực sinh sống của con người thì nên có bồn khử trùng chân ở tất cả các lối vào và bồn này luôn có dung dịch khử trùng đang hoạt động.

          Người chăn nuôi cần phải hiểu kỹ lưỡng về quy trình làm sạch và khử trùng giầy dép và thiết bị của họ sau khi làm việc trong trại lợn. Trong đó lưu ý về bồn khử trùng chân như sau:

          Người ra vào trại cần phải đảm bảo ủng được làm sạch và loại bỏ tất cả các chất hữu cơ trước khi bước vào bồn khử trùng khi vào khu chăn nuôi. Lý tưởng nhất là 5 phút trong bồn khử trùng chân để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh tốt nhất.

          Chủ trại và công nhân cần tránh bước vội vào bồn và ngay lập tức bước ra (trên thực tế có thể đếm ngược từ 60 về 1 trong khi bước vào bồn để đảm bảo đủ thời gian tối thiểu cho việc khử trùng ủng khi vào khu chăn nuôi). Tại nhiều hộ chăn nuôi, bồn khử trùng chân được bảo trì kém. Nếu bồn khử trùng chân không thể được duy trì đúng quy cách thì nên thay giày dép ở lối vào chuồng. Quy trình sử dụng bồn khử trùng chân bao gồm: Tránh sử dụng ủng bị thủng, rách; Đánh dầu vật lý và thực thì áp dụng khu sạch và khu bẩn xung quanh bồn khử trùng chân; và làm sạch ủng để loại bỏ hết chất hữu cơ trước khi bước vào bồn (sử dụng bàn chải và nước). Điều này có thể giúp giảm chỉ phí vì ít phải thay dung dịch khử trùng hơn.

                                                                    Hạnh Nguyễn – Chi cục CNTY