Phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

22/11/2019 - 14:08 | Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có trên 14 ngành nghề nông thôn, với tổng số hơn 5.500 hộ và 72 doanh nghiệp, cơ sở tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 5.672 lao động nông thôn. Tập trung chủ yếu là các nghề như: sản xuất bún, bánh tráng, nấu rượu, sản xuất muối, sò ốc mỹ nghệ, dệt lưới, gây trồng kinh doanh sinh vật cảnh, mây tre đan , đan giỏ, lục bình, ngư lưới cụ.

Ngày 17/9/2019, UBND tỉnh ban hành Công văn số 9418/UBND-VP về triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát      Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị rà soát các nghề, làng nghề truyền thống để tham mưu UBND tỉnh các giải pháp bảo tồn và phát triển, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện; Thống kê, phân loại, lập quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương…

          Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng giao UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch hàng năm, giai đoạn cụ thể gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp… nhằm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống phù hợp với quy hoạch, định hướng của địa phương gắn với phát triển du lịch và Chương trình mỗi xã một sản phẩm…

          Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ quy định 7 hoạt động ngành nghề nông thôn gồm: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; Sản xuất muối; Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

          Cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại  được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi hỗ trợ thuê tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở ngành nghề nông thôn các nội dung quy định. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/cơ sở; chi 100% chi phí: Thuê mặt bằng trình diễn sản phẩm; tổ chức hội thi; ăn nghỉ, đi lại đối với ahề có nguy cơ mai một, thất truyền; làng nghề của đồng bào dân tộc thiểu số; làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt; làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới; làng nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương; làng nghề gắn với việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa thông qua các nghề truyền thống.

                                                                    Tấn Phước