Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
03/04/2024 - 15:20 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Đối
với quan điểm về vấn đề Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, Nghị quyết
36-NQ/TW nêu rõ: Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc,
là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về
biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn.
Phát
triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế
về biển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người
dân Việt Nam.
Phát
triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng
sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế
và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và
địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực
theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy
tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.
Cùng
với đó, giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá biển đi
đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia,
hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với Phát triển bền vững kinh tế biển
trên cơ sở “công bằng, bình đẳng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”.
Mục
tiêu đến năm 2030
Đưa
Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về Phát triển
bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi
trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn
các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện
đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy Phát triển bền vững kinh tế biển Việt
Nam.
Các
chỉ tiêu tổng hợp: Các chỉ tiêu về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ
theo chuẩn mực quốc tế đạt mức thuộc nhóm nước trung bình cao trở lên trên thế
giới. Hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến biển, đảo
được thực hiện theo nguyên tắc quản lý tổng hợp phù hợp với hệ sinh thái biển.
Về
kinh tế biển: Các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước;
kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước. Các ngành
kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế; kiểm soát khai
thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển.
Về
xã hội: Chỉ số phát triển con người (HDI) của các tỉnh, thành phố ven biển cao
hơn mức trung bình của cả nước; thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh,
thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân của cả
nước. Các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đầy đủ.
Về khoa học,
công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển: Tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu
khoa học, công nghệ tiên tiến và thuộc nhóm nước dẫn đầu trong ASEAN, có một số
lĩnh vực khoa học và công nghệ biển đạt trình độ tiên tiến, hiện đại trên thế
giới. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa
học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao.
Tầm
nhìn đến năm 2045 về vấn đề Phát triển bền vững kinh tế biển: Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển
bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào
nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng Việt Nam thành nước công nghiệp hiện
đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào
giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.
Minh
bạch, trách nhiệm, bền vững và hội nhập
Theo
Báo Chính phủ, 65 năm qua, ngành Thủy sản đã có những bước phát triển và hội
nhập với nhiều thành tựu nổi bật. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 1995 đến
nay, ngành Thủy sản đã đạt những bứt phá vượt bậc. Sản lượng thủy sản năm 2023
đạt hơn 9,3 triệu tấn, gấp 7,1 lần so với năm 1995, nuôi trồng thủy sản đạt 5,5
triệu tấn, gấp hơn 5 lần so với năm 1995. Cơ cấu sản lượng thủy sản có bước
chuyển dịch tích cực, tỷ trọng sản lượng nuôi trồng tăng từ 31% năm 1995 lên
gần 57% năm 2023.
Với
sự năng động sáng tạo, vượt qua bao khó khăn thử thách, sản phẩm thủy sản Việt
Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 thị trường, kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt
ngưỡng 1 tỷ USD năm 1999 và gần 11 tỷ USD năm 2022, đưa Việt Nam vào vị trí số
3 trong số các quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (chỉ đứng sau
Trung Quốc và Na Uy).
Đối
với lĩnh vực Kiểm ngư: Sau 10
năm hoạt động, tuy thời gian chưa dài nhưng đây là chặng đường đầu tiên của lực
lượng Kiểm ngư, đánh dấu nhiều sự kiện với nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều khó
khăn. Lực lượng Kiểm ngư vừa thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật chống khai
thác hải sản IUU, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; vừa củng cố kiện toàn xây dựng tổ
chức bộ máy, biên chế và đầu tư cơ sở hạ tầng, đóng mới tàu, xuồng kiểm ngư;
từng bước nâng cao năng lực, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
65
năm qua, ngành Thủy sản vững bước phát triển nhanh, toàn diện và ổn định, trở
thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của đất nước, đóng góp quan trọng vào
việc giữ gìn an ninh, khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng Tổ
quốc. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, để phát triển ngành khai
thác thủy sản bền vững, hội nhập trên cơ sở bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản, đảm bảo thực thi pháp luật về thủy sản trên các vùng biển, chủ trương
thành lập lực lượng Kiểm ngư được thông qua. Năm 2024 đánh dấu hành trình 10
năm lực lượng Kiểm ngư Việt Nam hoạt động, tích cực hỗ trợ ngư dân trên biển,
tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, với bao công việc quan trọng, ý nghĩa.
Qua
những thành tựu đạt được, ngành Thủy sản cùng với lực lượng Kiểm ngư tự tin
hướng tới những mục tiêu lớn hơn, dài hạn hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc
gia "mạnh về biển, giàu từ biển", nhất quán với quan điểm lãnh đạo
của Đảng, và cũng là nguyện vọng của bà con ngư dân, của của toàn thể người
dân.
Chiến
lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và Chiến lược Phát triển thủy
sản Việt Nam đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Một
là, Xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có
thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh
tranh cao và bền vững. Hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm
theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng
và hiệu quả.
Hai
là, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Thủy sản theo định hướng thị trường,
thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo
tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn dịch
bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội.
Ba
là, Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người
dân, xây dựng nông thôn mới. Kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng thế trận
quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia
trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.
Bốn
là, Thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển thủy sản, với cơ sở vật chất, kỹ
thuật hạ tầng đồng bộ. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực. Nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, ưu tiên ứng dụng công
nghệ cao, chuyển đổi số.
Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ, phía trước là “hải trình” hướng đến mục tiêu: Vì
một nền thủy sản “minh bạch, trách nhiệm, bền vững và hội nhập”, vì thế hệ hôm
nay và các thế hệ mai sau. Việt Nam có 3 trụ cột trong chiến lược kinh tế thủy
sản, đó là: “Giảm khai thác - Tăng nuôi trồng - Bảo tồn biển”.
Trước
mắt, ngành Thủy sản cần cấu trúc lại dựa trên “Ngư nghiệp - Ngư dân - Ngư
trường”. Phát huy sức mạnh của thiết chế “Cộng đồng đồng quản lý nguồn lợi thủy
sản”, một thiết chế phát huy sức mạnh của cộng đồng. Đặc biệt, Bộ trưởng Lê
Minh Hoan nhấn mạnh việc cùng nhau hành động để tháo gỡ “thẻ vàng” trong thời
gian sớm nhất.
Thúy
Nga (nguồn tổng cục Thủy sản)