Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản TOP 10 thế giới
03/08/2022 - 08:24 | Văn bản quy phạm pháp luật
Mục tiêu cụ
thể về cơ giới hóa nông nghiệp đối với từng lĩnh vực sản xuất: Sản xuất cây trồng
chủ lực đạt trên 90% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% năm 2030; sản
xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt trên 80% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt
trên 60% năm 2030; cơ giới hóa sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt trên 70% năm
2025, đạt trên 90% năm 2030; đánh bắt, bảo quản trên tàu cá đạt 85% năm 2025 đạt
trên 95% năm 2030.
Chiến lực đặt ra mục tiêu phát triển
chế biến, bảo quản nông sản, tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến
nông sản đạt trên 8,0%/năm vào năm 2025 và 10,0%/năm vào năm 2030; trên 70% số
cơ sở chế biến, bảo quản nông sản chủ lực đạt trình độ và năng lực công nghệ
trung bình tiên tiến trở lên; tổn thất sau thu hoạch các nông sản chủ lực giảm
từ 0,5% đến 1,0 %/năm; tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực đạt 60% là sản
phẩm chế biến.
Bên cạnh đó, chiến lược quan tâm tới
việc hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến nông sản hiện đại, có tiềm
lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới; các cụm công nghiệp chế biến
nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới
hóa đồng bộ và kết nối tiêu thụ nông sản.
Giải pháp thực hiện Chiến lược là hoàn thiện về thể chế, chính sách,
trong đó, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai theo hướng khuyến khích
và tạo điều kiện tích tụ đất đai và cơ chế phối hợp giữa các ngành, địa phương
trong công tác tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn được cơ giới hóa đồng
bộ và kết nối với cụm ngành chế biến, thị trường tiêu thụ, phù hợp với điều kiện
từng vùng, ngành hàng.
Các đơn vị nghiên cứu xây dựng chính
sách thúc đẩy xã hội hóa nghiên cứu và chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản; các chính sách hỗ trợ
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động và quản lý phục vụ cơ giới hóa nông
nghiệp và chế biến nông sản.
Ngoài ra, chiến lược yêu cầu đẩy mạnh
triển khai các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và
các chính sách tín dụng hỗ trợ để phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến
nông sản, phát triển các mô hình trung tâm, cụm liên kết sản xuất - chế biến, bảo
quản - tiêu thụ nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung; Rà soát, đề xuất
sửa đổi chính sách ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực chế biến nông sản và máy
móc, thiết bị, công nghệ phục vụ nông nghiệp khi sửa đổi các Luật về thuế.
Giải pháp khác của Chiến lược là phát
triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tổ chức sản xuất nông nghiệp; Cụ
thể, tổ chức lại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo định hướng phát
triển 3 nhóm sản phẩm (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và
sản phẩm là đặc sản của địa phương) được cơ giới hóa đồng bộ, phù hợp với lợi
thế của từng vùng, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu và kết nối với khu chế
biến nông sản và dịch vụ thương mại nông nghiệp.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đổi
mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp theo hướng nâng cao năng
lực và vai trò của các tổ chức hợp tác của nông dân, đẩy mạnh tập trung đất
đai, tăng quy mô tạo điều kiện thuận lợi áp dụng cơ giới hóa và phát triển chế
biến nông sản; phát triển các tổ chức hợp tác, trung tâm nghiên cứu, chuyển
giao khoa học, công nghệ và kinh doanh dịch vụ cơ giới nông nghiệp; đẩy mạnh hợp
tác, liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản, trong đó doanh nghiệp
giữ vai trò là “trụ cột” của chuỗi giá trị.
Chiến lực yêu cầu phát triển các cụm
liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản được cơ giới hóa đồng bộ tại
các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; chú trọng phát triển các doanh nghiệp
chế biến, bảo quản có đủ năng lực về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ để dẫn
dắt chuỗi giá trị nông sản, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả; khuyến
khích phát triển các cụm liên kết làm động lực của các vùng.
VTH (tổng hợp)