Nuôi luân trùng nước mặn làm thức ăn thay Artemia trong sản xuất cá biển
09/06/2022 - 11:06 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Được
người bạn chuyên nuôi thương phẩm cá
lồng bè giới thiệu. Tôi đến gặp anh Tý phụ trách kỹ thuật nuôi và thu sinh khối
luân trùng nước mặn làm thức ăn cho cá biển tại cơ sở sản xuất cá giống ở thôn
5, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh BRVT. Tiếp chúng tôi, anh Tý cho biết: Cơ sở
chuyên sản xuất các loại cá giống như cá chẽm, cá mú, cá bớp theo phương pháp
ương hai giai đoạn. Giai đoạn một ương trong ao lót bạt từ khi cá sử dụng thức ăn ngoài đến ngày thứ
21, giai đoạn hai ương trong bể nhựa tròn từ ngày thứ 22 đến khi cá đúng cỡ xuất
bán. Trước đây, quy trình ương cá chủ yếu dùng ấu trùng Artemia làm thức ăn. Từ
năm 2019 đến nay, giá trứng Artemia luôn có xu hướng tăng, trong khi giá cá giống bán ra không tăng, thâm
chí còn giảm, sản xuất không có lãi. Để giảm chi phí đầu vào, cơ sở đã tìm hiểu
và tham khảo tài liệu. học hỏi kinh
nghiệm bạn bè biết luân trùng nước mặn có kích thước
tương đồng với ấu trùng Artemia, sống lơ lửng và có khả năng sinh trưởng phát
triển nhanh trong các ao đầm nước lợ, phù hợp làm thức ăn trong sản xuất cá giống.
Cơ sở sử dụng phần đất trống đào ao, lót bạt bờ và đáy nuôi và thu sinh khối luân
trùng nước mặn làm thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artema.
Theo
anh Tý để có luân trùng nước mặn làm thức ăn thay thế Artemia trong ương cá biển
cần có 2 ao nuôi. Một ao
nuôi luân trùng kích thước nhỏ cho giai đoạn cá 10 ngày đầu và một ao nuôi luân
trùng có kích thước lớn hơn cho giai đoạn cá từ ngày thứ 11 đến khi cá biết sử
dụng thức ăn công nghiệp. Mỗi ao có diện tích 1.500m2. Trước khi nuôi, ao được
vệ sinh,
khử trùng bằng nước Chlorine, phơi khô. Đối với ao nuôi luân trung nhỏ sau khi
bơm nước biển vào đầy ao sử dụng khoảng 500kg phân gà đổ xuống một góc ao. Sau
3 ngày, dùng máy quạt đảo nước nhằm tăng hàm lượng oxy, kích thích sinh vật phù
du (động vật phù du và thực vật phù du) phát triển, phân tán đều giữa các tầng
nước ao. Khi thấy nước ao có màu khuê tảo đậm dùng lưới phiêu sinh có kích thước
mắt lưới 100 µm vợt kiểm tra đánh giá sinh khối ấu trùng. Định kỳ bổ sung lượng
phân gà để duy trì sự phát triển của ấu trùng nhằm đáp ứng đủ lượng sinh khối
làm thức ăn cho việc ương cá. Đối với ao nuôi luân trùng có kích thước lớn hơn hàng ngày bổ sung thêm 3-5kg cám gạo và bột cá
ủ men EM sau đó hòa với nước tạt đều mặt ao.
Khi mật độ ấu trùng trong ao đạt yêu cầu, dùng máy bơm, bơm lọc tuần hoàn nước ao qua túi lưới dài 5m, đường kính 30cm, kích thước mắt lưới 100 -150 µm đối với luân trùng nhỏ và kích thước mắt lưới 200 - 250 µm đối với luân trùng lớn để thu sinh khối. Thời giam lọc tuần hoàn khoảng hai 2 giờ là có thể gom sinh khối luân trùng đem cho cá ăn. Bằng cách làm này mỗi ngày có thể thu sinh khối 4-5 lần, mỗi lần lượng luân trùng thu được khoảng 2kg đủ để ương 1 triệu cá bột lên cá hương. Anh Tý chia sẻ kinh nghiệm.
So sánh với cách ương cá bằng ấu trùng Artemia, anh Tý hạch toán để ương được 1 triệu con giống cá biển đúng cỡ xuất bán cho người nuôi thì quy trình dùng trứng Artemia cần khoảng 30 thùng (6kg/thùng, mỗi thùng khoảng 10 triệu đồng), trong khi đó cách làm này chỉ tốn chi phí mua phân gà, cám gạo, bột cá và một số chi phí khác cho nuôi luân trùng khoảng 30 triệu đồng. “Trong sản xuất cá biển độ rủi ro rất cao, do đó phương pháp ương cá sử dụng luân trùng nước mặn vừa tiết kiệm chi phí, vừa tránh đươc rủi ro là cách để phát triển bền vững trong sản xuất nhân tạo cá giống nói chung và cá nước mặn nói riêng. Ở nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và trên thế giới nuôi luân trùng đã trở thành nghề nuôi thương phẩm.”. Anh Tý chia sẻ.
Trọng Hoàng