Nuôi ghép cá lăng đuôi đỏ - thu lãi trăm triệu đồng
06/05/2021 - 09:16 | Thông tin doanh nghiệp cần biết
Sở hữu ao nuôi
có diện tích mặt nước 5.000 m2
với nhiều năm nuôi cá trong ao đất, nhờ đó ông Pha có chút ít kinh nghiệm về
nuôi cá nước ngọt. Sau hơn 10 năm nuôi lồng ghép các đối tượng cá nước ngọt như
cá rô phi, cá chim, cá mè, cá trôi,
cá trắm, cá chépvới bao vất vả thăng trầm nhưng hiệu
quả mang lại chẳng đáng là bao. Năm 2018, sau khi được sự tư vấn của cán bộ kỹ
thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh và tìm hiểu qua sách báo biết được cá lăng đuôi
đỏ là loài có giá trị kinh tế, có thể nuôi ghép với các loài cá khác trong ao đất
và đặc biệt là cá có thể ăn được nguồn phụ phế phẩm từ lò mổ sẵn có tại
địa phương, ông Pha mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi cá lăng đuôi đỏ là chính, ghép với cá chép, cá trắm cỏ.
Ông Pha cho biết,
khi chuyển sang nuôi cá lăng ông chỉ thả nuôi thăm dò theo tỷ lệ 50% cá lăng và
50 % là các đối tượng cá truyền thống để lấy kinh nghiệm. Khi nắm vững kỹ thuật
ông tự tin chuyển sang quy trình nuôi cá lăng đuôi đỏ là chính, thả ghép với cá
chép, cá trắm cỏ.
Chia sẽ kinh
nghiệm nuôi, ông Pha cho biết quy trình nuôi ghép cá lăng đuôi đỏ là chính, mật
độ thả theo tỷ lệ 8:1:1 (8 con cá lăng, 1 con cá chép, 1 con trắm cho 10m2
diện tích mặt nước). Để tránh cạnh tranh thức ăn nên thả giống cá lăng trước một
thời gian sau đó mới thả cá chép, cá trắm. Cá giống nên chọn mua ở những cơ sở
sản xuất có uy tín, cá khỏe mạnh, không gãy đuôi, dị hình, cỡ đồng đều, khối lượng
trung bình 10g/con. Thức ăn của cá là phụ phế phẩm lò mổ. Thời gian đầu thức ăn
được xay nhỏ cho vào sàng. Ngày cho cá ăn 2 lần, vào 6 giờ sáng và trước 16 giờ
chiều. Khẩu phần ăn khoảng 7-8% trọng lượng cá nuôi. Sau 2 tháng nuôi thức ăn
chỉ cắt khúc vừa miệng cá là được. Ngày cho cá ăn 2 lần, khẩu phần ăn giai đoạn
này trở về sau khoảng 3 % trọng lượng cá nuôi. Định kỳ bổ sung thêm VitaminC,
các khoáng vi lượng để tăng sức đề kháng cho cá. Khi thời tiết thay đổi cần kiểm
tra sự bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
“Quy trình
nuôi ghép đúng kỹ thuật, kiểm soát được môi trường dịch bệnh thì sau 10 tháng
nuôi cá lăng có thể đạt trọng lượng 800g – 1kg/con, cá chép, cá trăm cỏ đạt trọng
lượng 2kg- 3 kg/con, cá biệt có con > 4 kg. Các đối tượng nuôi có giá trị
dinh dưỡng cao, phần thịt mềm và thơm khi chế biến món ăn nên dễ tiêu thụ trên
thị trường. Hiện tại giá cá lăng bán buôn tại ao khoảng 75.000đ/kg (size
>1kg), cá chép, cá trắm có 50.000đ/kg (size > 1,5kg)”. Ông Pha nói và chia sẽ với cách làm này mỗi
năm ông thu hoạch khoảng 2 tấn cá lăng và 1 tấn cá chép, cá trắm, sau khi trừ
chi phí ông thu lãi khoảng 1 trăm triệu đồng mà không phải vất vả như trước đây.
Được biết họ cá lăng có hơn 245 loại khác
nhau sinh sống tại khắp các vùng trên thế giới. Tại Việt Nam, phổ biến là các
loại cá lăng hồng, cá lăng vàng, cá lăng đuôi đỏ, cá lăng hoa… Trong số đó,
lăng đuôi đỏ được cho là dòng có cân nặng trưởng thành lớn nhất. Đặc điểm phân
biệt đơn giản của loại cá này là chúng sở hữu đuôi cá màu đỏ, vây lớn, kích thước
trưởng thành có thể đạt hơn 1,5m, nặng trên 30kg.
Hiện nay, mô
hình nuôi ghép cá lăng đuôi đỏ tại hộ ông Pha được xem là mô hình sản xuất mới
trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để nhân
rộng mô hình này, góp phần đa
dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản, người dân cần tham khảo, nghiên cứu về
kỹ thuật, điều kiện tự nhiên cũng như nguồn thức ăn để tránh rủi ro.
Trọng Hoàng