Nông nghiệp thông minh trong thời đại 4.0
20/02/2024 - 15:11 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Thứ
nhất, là hàng tỷ dữ liệu được thu thập bởi hệ thống cảm biến nông nghiệp thông
minh, chẳng hạn điều kiện thời tiết, chất đất, tốc độ tăng trưởng từng vùng
theo vụ mùa, hoặc sức khỏe của đàn gia súc theo thời gian thực.
- Thứ hai, do theo dõi dựa trên thời
gian thực, chủ cơ sở sản xuất có thể chủ động lập kế hoạch phân phối sản phẩm
theo mức tăng trưởng. Cũng bởi theo dõi sát sản lượng thực tế, nông dân sẽ
tránh được cảnh bị tiểu thương ép giá với lý do như mất mùa, hay hàng năm nay
kém chất lượng.
- Thứ ba, năng suất lao động chắc chắn
gia tăng bởi nhiều quy trình tự động hóa như tưới tiêu, bón phân, kiểm soát sâu
bệnh…
- Thứ tư, giám sát chất lượng sản phẩm
ngay từ lúc chưa thu hoạch, dựa trên các báo cáo và so sánh qua các năm. Từ đó,
nông dân sẽ dễ dàng hơn trong việc duy trì các tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng
cây trồng, vật nuôi.
- Cuối cùng, các chất thải trong sản
xuất cũng như chi phí xử lý được giảm thiểu bởi đầu ra của chu trình này có thể
được sử dụng như đầu vào của một chu trình khác.
Ngoài ra, thiết bị nông
nghiệp thông minh phổ biến và được biết đến nhiều nhất là các trạm quan trắc
thời tiết, kết hợp cảm biến canh tác thông minh. Những phép đo từ môi trường
được đồng bộ hóa, từ đó lập nên những bản đồ khí hậu. Dựa trên bản đồ này, nông
dân sẽ canh tác chính xác và chọn đúng loại cây trồng phù hợp. Trong tương lai,
hứa hẹn sẽ đưa IoT vào giám sát gia súc và máy bay không người lái.
Trên thế giới, những
nông trại rộng hàng chục, hàng trăm hec-ta đã sử dụng IoT từ nhiều năm nay bên
cạnh các tiến bộ khoa học khác như AI (trí tuệ nhân tạo) và blockchain. Với Việt Nam chúng ta là một nước nông
nghiệp đang từng bước hiện đại hóa. Tuy nhiên, khó khăn khi áp dụng IoT trong
điều kiện thực tế chính là thiết kế ứng dụng. Nông dân nước ta chưa có thói
quen dùng điện thoại thông minh hoặc máy tính để kiểm soát tình hình trang
trại. Thay vào đó, mọi người vẫn chọn hình thức kiểm tra thủ công là thăm đồng
thường xuyên.
Một yếu tố nữa là giá thành. Nông sản
Việt Nam khi xuất khẩu thường có lợi thế về giá. Nếu áp dụng IoT trong nhiều
khâu, thậm chí khép kín chu trình như khẩu hiệu của công nghệ này là "từ
trang trại đến bàn ăn", giá thành có thể bị đội lên. Một khó khăn nữa là
quy mô sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam khá manh mún khi có tới 70% số hộ sản
xuất có diện tích dưới 0,5 hecta.
Lài Nguyễn – CCPTNT (Nguồn: Nongsanviet)