Những vấn đề cần lưu ý về an toàn sinh học ASF khi tái đàn heo ở các trang trại chăn nuôi heo quy mô nhỏ
18/07/2023 - 15:05 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Tuy nhiên, khi dịch bệnh ASF vẫn diễn biến
phức tạp, phần lớn các cơ sở chăn nuôi heo, đặc biệt là chăn nuôi quy mô nhỏ có
nguồn tài chính hạn chế cần phải xem xét áp dụng các biện pháp chăn nuôi có
tính khả thi, bền vững và hiệu quả về chi phí để chăn nuôi hiệu quả và phòng
tránh được dịch bệnh ASF trong chăn nuôi.
Các biện pháp an toàn sinh học được khuyến nghị tối thiểu thực hiện tại
các trang trại quy mô nhỏ không phải là giải pháp giảm thiểu nguy cơ virus ASF
dành cho mọi trường hợp. Mỗi trang trại phải xem xét các nguy cơ về virus ASF
tuỳ theo trường hợp của mình và tất cả các con đường mà virus ASF có thể xâm
nhập vào trang trại trước khi lựa chọn các biện pháp thích hợp nhất để thực
hiện. Một số điểm an toàn sinh học chính cần lưu ý là:
1. Đưa heo mới vào đàn
Để giảm thiểu nguy cơ du nhập virus ASF vào đàn, các hộ chăn nuôi cần
hạn chế tần suất đưa heo mới vào đàn hiện có. Nếu khả thi thì người chăn nuôi
có thể cơ cấu trang trại và lên kế hoạch sao cho heo được đưa về theo đợt, nuôi
và bán hết.
Người chăn nuôi nên lấy tối đa
số heo thay thế có thể từ các nguồn không nhiễm ASF đáng tin cậy. Những con mới
đến nên được cách ly trong ô chuồng hoặc khu vực khác trong khuôn viên trang
trại/khu chuồng và quan sát các dấu hiệu của bệnh trong khoảng thời gian 14-30
ngày. Thực hành quản lý sức khỏe tốt bao gồm ghi chép hàng ngày về tỷ lệ mắc bệnh
và tỷ lệ chết. Khi người nuôi hài lòng với tình trạng sức khỏe của heo thì
chúng có thể được đưa bổ sung vào đàn chính.
2. Thức ăn và nước uống
Nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi
có thể dễ bị ô nhiễm nếu không được bảo quản đúng cách. Heo rừng và heo nuôi
thả rông, chim, động vật gặm nhấm và động vật hoang dã khác có thể tiếp cận và
lây nhiễm cho heo nuôi trong trại. Đây có thể là điểm du nhập và phát tán các
mầm bệnh truyền nhiễm.
Nguyên liệu thức ăn vận chuyển
đến trang trại phải được giao tới khu vực chỉ định ở trước cửa chuồng hoặc khu
vực tồn trữ. Các bao thức ăn mang thẳng từ nhà cung cấp về phải được đưa ng tới
khu vực tồn tra.
Trong trường hợp phải sử dụng đồ
thừa nhà bếp thì cần nấu đến sôi ít nhất 30 phút để tiêu diệt bất kì loại virus
tiềm tàng to, sau đó để nguội trước khi cho lợn ăn. Đảm bảo tiếp cận với nguồn nước sạch, và nếu
trữ nước thì bể chứa phải được đậy nắp kín.
3. Đệm lót
Cố gắng không sử dụng rơm hay
các vật liệu đệm lót lấy từ khu vực được thông báo là có ASF. Nếu ASF có lưu
hành tại khu vực thì phải sự dụng vật liệu tại chỗ hoặc ở gần trang trại nhất
có thể.
Vật liệu đệm lót cần được bảo quản tránh tác động của thời tiết bất lợi
và tránh tiếp xúc với lợn rừng, lợn nuôi thả rông và côn trùng. Đệm lót có thể
được đóng gói trong bao tải hoặc túi, niêm phong hoặc buộc kín và cất trên mái
hoặc tường nhà.
4. Xe cộ và thiết bị
Các cơ quan thú y cần phải hợp tác với các bên liên quan thuộc chuỗi
giá trị thịt lợn địa phương để tập huấn về các biện pháp an toàn sinh học cho
lái xe và người trung gian. Khóa tập huấn này cần bao gồm các phương pháp khử
trùng thích hợp và cách di chuyển an toàn từ trang trại này sang trang trại
khác để ngăn chặn sự lây lan của virus ASE.
Xe cộ, xe máy, xe đẩy và tất cả các phương tiện vận chuyển khác cần phải
được vệ sinh và khử trùng trước và sau mỗi ngày sử dụng.
Tất cả các dụng cụ hoặc thiết
bị, chẳng hạn như dây cột buộc, vật sắc nhọn, máng ăn và mảng uống, mà có khả
năng tiếp xúc với lợn và chất thải của chúng chỉ được dùng ở trong trang trại,
không di chuyển hay chia sẻ giữa các trang trại.
5. Giao hàng và vật tư
Ở những nơi mặt bằng trang trại
cho phép, cần tiến hành phân chia khu vực thích hợp để tiếp nhận vật tư bằng xe
cút kít, xe tải, xe thùng, xe máy vv. Hộ chăn nuôi cần bảo đảm các loại vật tư
không phải hữu cơ dù mua về hay tiếp nhận được khử trùng an toàn.
6. Nhân sự và tập huấn
Mọi người di chuyển ra vào khu vực trang trại, bao gồm các thành viên
trong gia đình và những người chăm sóc khác, làm tăng nguy cơ chuyển virus ASF
vào chuồng trại.
Các thành viên trong gia đình
hoặc công nhân và khách đến thăm phải nắm rõ các biện pháp an toàn sinh học để
giảm thiểu nguy cơ virus ASF xâm nhập vào trang trại. Điều này có thể được thực
hiện bằng cách đặt các biển chỉ dẫn rõ ràng với các thông điệp thích hợp tại
các vị trí phù hợp. Thông điệp phải viết bằng ngôn ngữ địa phương và hình ảnh
phải nổi bật để thu hút sự chú ý.
Người chăn nuôi từ bên ngoài và các thành viên trong gia đình thường
xuyên chăm sóc heo phải có quần áo và giày dép riêng để trong trang trại và
thay đồ này khi vào trang trại. Nếu có thể thì khu vực thay quần áo phải được
bố trí bên dưới hoặc phía sau khu nhà của người chăn nuôi. Phải có phân chia rõ
ràng để hạn chế bất kỳ sự chồng chéo nào giữa khu vực bẩn và sạch. Người làm công
việc chăn nuôi và các thành viên trong gia đình sau khi chăm sóc lợn phải rửa
tay bằng xà phòng và nước để đảm bảo rằng không có dụng cụ hoặc động vật nào
phải tiếp xúc với bàn tay bị ô nhiễm. Nếu khu vực sinh sống của lợn chồng lấn
vào khu vực sinh sống của con người thì nên sử dụng bồn khử trùng chân ở tất cả
các lối vào và bồn này luôn có dung dịch khử trùng đang hoạt động.
7. Động vật hoang dã, côn trùng, và săn
bắn
Vẫn chưa phát hiện bọ ve mềm vẫn chưa có liên quan đến sự lây lan virus
ASF ở châu Á. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa
hoặc kiểm soát bọ ve để quản lý đàn tốt.
Biện pháp tốt nhất để ngăn chặn
bọ ve bao gồm duy trì cơ sở vật chất ở tình trạng tốt và vệ sinh tốt cùng với
việc kiểm soát bọ ve.
Động vật nuôi thả rông, chủ yếu là gia cầm và gia súc, có nguy cơ tiếp
xúc với nguyên liệu thực phẩm bị nhiễm virus ASF hoặc mang virus ASF trên lông,
móng, đệm móng, vv. và lây bệnh cho lợn. Các khu vực nuôi nhốt lợn và chăn thả
phải được bảo đảm an toàn, ngăn cản tiếp xúc với thú cưng, động vật hoang dã và
vật nuôi thả rông.
Như một biện pháp phòng ngừa,
canxi hydrat (vôi tôi) có thể được rải xung quanh trang trại, đặc biệt tại địa
phương có tồn tại lợn nuôi thả và lợn rừng. Vôi bột đã rải cần được kiểm tra và
thay mới liên tục (Matsuzaki et al. 2021).
8. Quản lý phân chuồng
Virus ASF có thể tồn tại trong thời gian dài trong dịch mũi, nước tiểu
phân. Do đó, việc xử lý phân lợn một cách cẩn thận phải được xem xét khi thiết
kế và thực hiện các chương trình an toàn sinh học.
Khuyến khích xử lý phân heo thành khí sinh học (biogas) tại chỗ. Không
được tồn trữ cũng như không được rải phân chuồng ra bên ngoài trang trại. Quản
lý và xử lý phân và chất thải đúng cách liên quan đến việc vận chuyển an toàn
đến các trại trồng trọt hoặc bãi thải, hố ủ,
9. Quy
trình chung về vệ sinh và khử trùng
Để ngăn ngừa sự xâm nhập của
virus ASF, làm sạch để loại bỏ tất cả các chất hữu cơ như phân chuồng, nước
tiểu, rơm rạ và đệm lót, vv., là một bước quan trọng trước khi khử trùng.
Cơ quan thú y các cấp và hợp tác xã nông
nghiệp hoặc hiệp hội nhà sản xuất nên đầu tư vào việc tập huấn cho người chăn
nuôi về vấn đề này. Rất quan trọng là cần phải chi tiết hóa các bước tiếp cận
với quá trình làm vệ sinh. Từng thiết bị, khu vực tồn trữ và góc khuất đều phải
được làm sạch kỹ lưỡng tất cả các chất hữu cơ bằng chất tẩy rửa nếu cần thiết
trước khi sử dụng chất khử trùng.
(Nguồn
trích từ tài liệu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc – FAO
RAP)
Hạnh Nguyễn – Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh