Nhìn lại diễn biến giá gia cầm hơi tại thị trường Việt Nam trong năm 2022 và dự báo thị trường năm 2023
13/01/2023 - 11:35 | Giá cả, thông tin thị trường
Diễn biến giá gia cầm
năm 2022
Giá các sản phẩm gia cầm cơ bản tăng đều
từ tháng 2/2022 đến tháng 3/2022, tuy nhiên trong nửa cuối năm 2022, giá một số
sản phẩm theo xu hướng giảm nhất là trong tháng 10,11/2022. Giá gà thịt công
nghiệp lông trắng hơi trong 11 tháng đầu năm 2022 là tương đối biến động giá phức
tạp nhất, tăng giảm nhiều nhất: giá bình quân dao động từ 25.000-30.000đ/kg (đầu
năm 2022) tăng lên 33.000-36.000đ/kg (thời điểm tháng 6,7/2022) tùy từng khu vực;
hiện nay, giá dao động khoảng 25.000-28.000đ/kg khu vực miền Bắc và khoảng 34.000-37.000đ/kg
khu vực phía Nam. Giá gà trắng khu vực Việt Nam tương đương với giá tại các nước
trong khu vực.
Trong khi đó, giá gà lông màu nuôi thả
vườn không có nhiều biến động, trong quý I/2022 bình quân dao động từ
50.000-55.000đ/kg tại miền Bắc, giá bình quân tại miền Trung và miền Nam thường
cao hơn từ 2.000-5.000đ/kg. Từ đầu quý II/2022 đến tháng 8/2022 giá gà lông màu
hơi tăng lên mức 60.000-80.000đ/kg, cá biệt có nơi là 90.000đ/kg, trước biến động
về nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giá vật
tư đầu vào tăng. Từ tháng 9/2022 đến nay, giá gà lông màu giảm và dao động ở mốc
60.000-65.000đ/kg.
Nhóm thịt gà công nghiệp đầu năm 2022
có giá bình quân dao động từ 40.000-42.000đ/kg tăng lên 55.000-58.500đ/kg (thời
điểm tháng 6,7/2022); hiện nay giá đang dao động từ 32.000-38.000đ/kg.
Các tháng đầu năm 2022, giá các sản phẩm
từ vịt cũng tăng mạnh, tăng từ 35.000đ/kg lên 48.000đ/kg. Tuy nhiên, hiện tại
giá vịt thịt tiếp tục theo xu hướng giảm do nguồn cung tăng cao, dao động từ
28.000-29.000đ/kg ở khu vực miền Bắc và tại khu vực miền Nam giá ổn định khoảng
29.000-30.000đ/kg.
Đối với giá trứng gia cầm trong năm
2022, tùy từng thời điểm giá các sản phẩm trứng gà dao động từ 1.600-2.500đ/quả;
trứng vịt từ 2.500-3.000đ/quả tùy từng khu vực; riêng đối với khu vực miền Bắc
thì giá trứng cao hơn các khu vực còn lại.
Dự
báo thị trường năm 2023
Theo số liệu thống kê cho thấy, Bà Rịa
– Vũng Tàu có tổng đàn gia cầm đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Bộ sau các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh và Bình Phước;
Sản lượng thịt và trứng có xu hướng tăng khá, nhất là trứng gia tầm (tăng gần
11%) chứng tỏ chất lượng đàn gia cầm đang ngày
càng được nâng cao; kể cả chất lượng con giống và kỹ thuật chăn nuôi. Các địa phương có quy mô đàn gà khá lớn gồm:
Thị xã Phú Mỹ chiếm 43,48%; huyện Xuyên Mộc chiếm 20,38%, huyện Châu Đức chiếm
18,40%, huyện Đất Đỏ chiếm 10,33%; sự phân bố này là khá hợp lý. Các địa phương
có quy mô đàn vịt khá lớn là huyện Đất Đỏ chiếm 45,29%, huyện Châu Đức chiếm
19,19% và huyện Long Điền chiếm 18,87%. Với số liệu tổng đàn hiện tại
đảm bảo lượng thịt, trứng cung ứng cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh và một phần tiêu thị ở vùng Đông Nam Bộ, nhất là TP.
Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và một phần tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.
Theo các chuyên gia dự đoán kinh tế toàn cầu năm
2023 dự báo tăng trưởng chậm lại. Nguyên nhân chủ yếu là cuộc xung đột từ khu
vực biển Đen; áp lực giá lương thực, nhiên liệu rộng và dai dẳng. Suy giảm tăng
trưởng của Trung Quốc vẫn có thể tiếp diễn trong ngắn hạn, cũng có thể ảnh
hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu (ngành chăn nuôi của Việt Nam
có liên hệ khá mật thiết với sự kiện mở cửa trở lại của Trung Quốc). Kinh tế
trong nước tiếp tục phục hồi, triển vọng khả quan do hoạt động sản xuất kinh
doanh khởi sắc và đạt được kết quả toàn diện trên nhiều mặt; cơ cấu lại nền
kinh tế, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được đẩy mạnh. Tuy nhiên,
nền kinh tế trong nước cũng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại như
áp lực lạm phát và chi phí sản xuất tăng mạnh. Điều này sẽ tác động không nhỏ
tới ngành chăn nuôi.
Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, Ngành
chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng với dư địa phát triển,
tiếp tục nhận được sự quan tâm của Trung ương, địa phương, các nhà đầu tư trong
và ngoài nước và thường xuyên có sự phối
hợp thống nhất cao trong chỉ đạo. Việc triển khai thực hiện Chiến lược phát
triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2045 sẽ góp phần tiếp tục ổn định
và phát triển ngành chăn nuôi trong năm 2023 và những năm tới.
Hạnh Nguyễn – Chi cục CNTY