Người đưa trái mướp khô thành sản phẩm gia dụng thân thiện với môi trường
12/05/2022 - 09:44 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Đó là anh Phạm Văn Đoàn, sinh năm 1977, ngụ ở tổ 45, ấp Liên Sơn, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Với mong muốn đưa ra các sản phẩm gia dụng an toàn, thân thiện với môi trường đến với người sử dụng. Sau hơn 03 năm nghiên cứu, tìm hiểu để tạo ra các sản phẩm làm từ xơ của trái mướp khô. Dựa vào lợi thế là gia đình là có quỹ đất nông nghiệp rất nhiều khoảng 02 ha, anh Đoàn mạnh dạn dùng một phần diện tích đất gần 3.000 m2 của gia đình để trồng hơn 2.000 gốc mướp. Với tính chất là cây thân dây leo dễ trồng, được trồng quanh hàng rào hoặc làm giàn cũng dễ dàng, cây thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nên cho thu hoạch quanh năm, sản lượng tương đối lớn, mỗi vụ hơn 4.500 - 5.000 quả mướp khô. Khi đã có nguyên liệu, để tạo ra các sản phẩm từ xơ mướp, anh Đoàn xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất quy mô khoảng 500m2, trang bị đầy đủ máy khâu, máy cắt, máy ép xơ, khu trưng bày sản phẩm.
Nung nấu ý tưởng sản
xuất những sản phẩm từ xơ mướp được làm theo phương pháp thủ công. Từ xơ của
trái mướp khô nhưng khối óc sáng tạo và bàn tay khéo léo cùa anh Phạm Văn Đoàn đã
tạo ra được nhiều sản phẩm gia dụng khác nhau, mỗi sản phẩm đều có tính độc đáo
riêng. Công dụng của nó cũng khác nhau và có một đặc tính chung là thân thiện với
môi trường. Anh Đoàn chia sẻ "Hiện cơ sở của anh đang sản xuất 15 dòng sản
phẩm từ xơ mướp như (dép, lót giày, đế lót ly, bông tắm, túi đựng xà bông…) có
giá bán từ 20.000 - 100.000đ tùy từng sản phẩm". Anh cũng cho biết thêm hiện
nay các sản phẩm làm tư xơ mướp đã được nhiều khách hàng tin dùng chủ yếu là thị
trường trong nước. Anh cũng đã bước đầu xuất khẩu các sản phẩm từ xơ mướp ra thị
trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiên nay anh Đoàn đang tìm đối tác hợp tác để sản
xuất các sản phẩm từ xơ mướp mở rộng thị trường tiêu thụ.
Để
có nhiều nguyên liệu sản xuất nhằm đa dạng hóa các loại sản phẩm, đáp ứng kịp
và đủ nhu cầu của thị trường. Hiện nay anh đang mở rộng diện tích trồng và vận
động thêm bà con nông dân tại địa phương tham gia mô hình trồng mướp lấy xơ. Tất
cả quá trình sản xuất từ việc trồng đến thu hoạch hoàn toàn phải tuân thủ theo
quy trình sản xuất hữu cơ. Hoàn toàn không sử dụng hóa chất và tuyệt đối thân
thiện với môi trường. Qua đó anh cũng đã hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản
phẩm cho bà con nông dân tham gia mô hình.
Với
ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, độc đáo này anh Phạm Văn Đoàn đã tạo ra những sản
phẩm gia dụng thân thiện với môi trường, mở ra hướng đi mới, sáng tạo trong sản
xuất nông nghiệp. Đồng thời tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân tại địa
phương.
MÂY HỒNG