Nghiên cứu gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp lâm, thủy sản
15/05/2023 - 10:47 | Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Thủy
sản đã có những bứt phá vượt bậc
Năm
2022, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị, sự ủng hộ của doanh nghiệp và người dân, nền kinh tế - xã hội của nước ta
đã đạt được mục tiêu ở tất cả các lĩnh vực; 3 tháng đầu năm 2023, trong bối
cảnh hết sức khó khăn, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn
được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, cơ bản đạt
được các mục tiêu trọng tâm đề ra.
Đối
với ngành NN&PTNT, năm 2022 đã đạt được mức tăng trưởng cao, vượt chỉ tiêu
đặt ra; tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 3,36% - mức cao nhất trong
những năm gần đây; kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt trên 53,53 tỷ USD, trong
đó: sản phẩm gỗ và lâm sản đạt 17,1 tỷ USD, lập kỷ lục mới về giá trị xuất
khẩu, duy trì trong top 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam;
ngành thủy sản cũng đã có những bứt phá vượt bậc, đã xuất khẩu tới hơn 170 quốc
gia và vùng lãnh thổ, giá trị xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên cán đích 11 tỷ
USD.
Tuy
nhiên, cuối năm 2022, đặc biệt là 3 tháng đầu năm 2023, cùng với khó khăn chung
của các ngành, lĩnh vực, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản, thủy sản đều giảm
nhiều so với cùng kỳ (giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản giảm trên 28%,
thủy sản giảm trên 27%), đặc biệt là tại các thị trường lớn, truyền thống, như:
Mỹ, EU; số lượng đơn hàng giảm mạnh. Sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản,
thủy sản có những cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng thách thức
nhiều hơn; các thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản bị co hẹp.
Tập
trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
Thông
báo cũng nêu rõ, kim ngạch xuất khẩu của 2 lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 53,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, để đảm bảo mục tiêu
tăng trưởng nói chung, tăng trưởng ngành nông nghiệp nói riêng, mục tiêu năm
2023 giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 17 tỷ USD, xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD.
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các Hiệp hội cần có sự nỗ lực, quyết
tâm cao hơn nữa; quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thị
trường, thể chế, thuế, vốn tín dụng cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm
sản, thủy sản để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tăng thu
nhập cho hàng triệu lao động trong lĩnh vực thủy sản và lâm sản.
Phát
triển sản xuất lâm sản và thủy sản hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát
triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường cả
ở trong nước và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh
thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn. Chuyển mạnh
tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu
cầu thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh
doanh theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới
sáng tạo.
Để
đảm bảo mục tiêu trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ
trì, phối hợp các cơ quan, địa phương liên quan triển khai thực hiện quyết
liệt, hiệu quả các giải pháp khắc phục “thẻ vàng” IUU của EC, tìm kiếm, xúc
tiến thị trường mới cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam. Tiếp tục tổ chức
điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản làm cơ sở cho quản lý, phát
triển thủy sản bền vững; tăng đầu tư hạ tầng nghề cá, đáp ứng được yêu cầu
chống khai thác IUU.
Xây
dựng, trình Chính phủ ban hành một số cơ chế chính sách phát triển lâm nghiệp,
thủy sản; thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý, truy xuất
nguồn gốc lâm sản, thủy sản.
Quy
hoạch và phát triển vùng nguyên liệu sản xuất phù hợp, bảo vệ môi trường sinh
thái, góp phần phòng chống biến đổi khí hậu, phát triển xanh, phát triển bền
vững.
Đề
xuất cơ chế hợp tác công tư trong huy động nguồn lực, người dân, xã hội đầu tư
cho hạ tầng lâm, thủy sản. Xây dựng thí điểm một số mô hình về sản xuất giống,
quản lý hiện đại, chuyên nghiệp, xây dựng thương hiệu, xúc tiến đầu tư để hỗ
trợ các doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế theo thẩm quyền khuyến khích đổi mới sáng
tạo, khởi nghiệp trong ngành lâm sản, thủy sản.
Bộ
Tài nguyên và Môi trường nghiên
cứu các chính sách về đất đai đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, thuận lợi
cho các doanh nghiệp phát triển theo hướng sản xuất chuyên canh, chuyên nghiệp,
sản xuất lớn, nhất là đối với các quy hoạch về đất đai; quy định về giao đất,
giao rừng, giao mặt nước, giao mặt biển...
Xem
xét, nghiên cứu sửa đổi quy chuẩn về nước thải chế biến thủy sản và nước thải
ao nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện, năng lực ngành thuỷ sản và tiệm cận quy
định của quốc tế.
Ngân
hàng Nhà nước điều hành tín dụng chủ động,
hiệu quả, phù hợp để cung cấp vốn tín dụng. Tiếp tục có giải pháp giảm mặt bằng
lãi suất vay để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Đồng
thời, hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên bao gồm thủy
sản, lâm sản. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy
sản, gỗ và lâm sản tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo cơ
hội thúc đẩy sinh kế cho nông - ngư dân.
Đáng
chú ý, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng
10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và
thủy sản trong tháng 5/2023.
Bên
cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tích
cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn nữa trong chỉ đạo điều hành; tăng cường
công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, kết hợp khoa học công nghệ trong phòng
chống dịch bệnh hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản; quản lý tốt nguyên liệu vật
tư đầu vào. Xây dựng các vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh; triển khai chương
trình quốc gia giám sát dư lượng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.
Về
phía các Hiệp hội chủ trì, phối hợp cùng Bộ
NN&PTNT, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan triển khai đề án xây
dựng thương hiệu cho 3 sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là
tôm, cá tra, cá ngừ và các sản phẩm quan trọng khác. Thúc đẩy chuyển đổi số, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh để giảm
giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ môi trường.
Cần
làm tốt hơn nữa mối liên kết giữa các doanh nghiệp; tiếp tục trao đổi thông
tin, giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt và có các giải pháp kịp thời, tháo
gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy
sản, lâm sản...
Thảo Nguyên: Nguồn Tổng cục Thủy sản