Một số kết quả thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2023 và 7 tháng đầu năm 2024
22/07/2024 - 15:41 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
1. Công tác hỗ trợ chứng nhận
an toàn thực phẩm:
Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất trồng trọt trên địa
bàn về các chứng nhận theo nhu cầu thị trường. Thông qua công tác thăm đồng,
tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, làm việc trực tiếp với các cơ sở sản
xuất trồng trọt để nắm bắt những khó khăn vướng mắc của cơ sở, thực hiện tư
vấn, hướng dẫn về trình tự, thủ tục để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực
phẩm, TCVN,…Tính đến nay, diện tích sản xuất trồng trọt đã đạt chứng nhận
là 1.997,4 ha, trong đó 1.392,24 ha còn hiệu lực, cụ thể:
Nhóm cây hàng năm 129,01 ha (cây lúa: 76,5 ha, rau các loại: 27,8 ha, khoai mài: 10,85
ha, khoai môn: 8,2 ha, dưa lưới: 3,46, nấm 0,7 ha, Sen: 1,5 ha); Nhóm cây lâu năm: 1.263,23
ha (mãng cầu: 05 ha, nhãn 59 ha, hồ tiêu: 747,45 ha, nhàu:
60 ha, chuối: 167,08 ha, bưởi: 139,7 ha, ca cao: 14,9 ha, thanh long: 14,7 ha,
sầu riêng: 40,3 ha, đu đủ: 14,1, quả vanilla: 01 ha).
2.
Công tác hỗ trợ sản xuất, liên kết tiêu thụ: Trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp đang thực hiện liên kết với các hợp tác xã và bà con nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi trên một số
loại cây trồng, gồm: hồ liêu, lúa, ca cao, rau các loại, cây ăn quả với tổng
diện tích 16.201,74 ha,
trong đó: lúa 159 ha, bắp 43
ha, rau 30,64 ha, khoai mài 60 ha, ca cao 60,6 ha, hồ tiêu 1.062,9
ha, cây ăn quả 496,5 ha...
Các liên kết điển hình
trên địa bàn tỉnh như: Cây hồ tiêu: Công
ty TNHH Harris Freeman Việt Nam đã triển khai dự án “Phát triển hồ tiêu bền
vững tại Việt Nam” giai đoạn 2020-2022 trên địa bàn huyện Châu Đức và Xuyên Mộc
thực hiện liên kết sản xuất - tiêu thụ với 584 nông hộ tương đương 525,65 ha
đạt chứng nhận tiêu chuẩn SAN. Tham gia dự án nông dân được hỗ trợ: Tập huấn,
hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, đồ bảo hộ lao động, hệ thống bảng biểu, sổ ghi
chép nhật ký,…; hướng dẫn cho nông dân phương thức sản xuất mới đáp ứng với yêu
cầu chất lượng các thị trường đòi hỏi về chất lượng cao như Châu Âu, Nhật,…cam
kết thu mua 100% sản phẩm và có chính sách tiền thưởng; Cây ca cao: Công ty
TNHH TM DV Ca cao Thành Đạt thực hiện hợp tác liên kết sản xuất tiêu thụ với
diện tích 4,9 ha, nông dân (3 hộ) được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ chứng
nhận hữu cơ tiêu chuẩn Nhật Bản (JAS) và sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật;
Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức thực hiện liên kết tiêu thụ 49 ha, công ty thu
mua theo giá thị trường; Hợp tác xã cacao Châu Đức liên kết tiêu thụ với diện
tích 55,7 ha; Cây nhãn: Công ty Nông nghiệp Cộng Đồng Tâm liên kết sản xuất -
tiêu thụ sản phẩm với các nông hộ thuộc Hợp tác xã Nhãn xuồng Lộc An với diện
tích 15,4 ha; Hợp tác xã rau Châu Pha
thực hiện liên kết 15 ha sản xuất rau các loại, bao tiêu sản phẩm.
3.
Công tác hỗ trợ Quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói
Mã số vùng trồng xuất khẩu: Trên cơ sở nhu cầu của tổ chức cá nhân có nhu cầu xuất khẩu trái cây đi các thị trường Hoa
Kỳ, Eu, Úc, Nhật, Trung Quốc..., đã hướng dẫn của tổ chức cá nhân thiết lập
vùng trồng xuất khẩu, đến nay có 24 vùng trồng, với 43 mã số, tổng diện
tích 1.021,7 ha, sản lượng 27.454 tấn, số hộ tham gia 213 hộ, cụ thể: Vùng trồng nhãn: có 07 vùng trồng trên địa bàn huyện Xuyên Mộc với diện tích 111,9 ha, sản lượng 1.608,9 tấn/năm, có 16 mã số: có 06 mã đi thị
trường Trung Quốc; 03 mã đi thị trường Hoa kỳ, 01 mã đi thị trường EU, 03 mã đi
thị trường Úc, 03 mã đi thị trường Nhật Bản; Vùng trồng chuối: có 05
vùng trồng trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, Châu Đức với diện tích 672 ha, sản
lượng 20.795 tấn/năm, với 08 mã số đi thị trường Trung Quốc; Vùng trồng sầu riêng: có 05 vùng trồng trên địa bàn huyện Châu Đức với
diện tích 124,2 ha, sản lượng 2.484 tấn/năm, có 05 mã số đi thị trường Trung
Quốc; Vùng trồng bưởi: có 03 vùng trồng trên địa bàn thị xã Phú
Mỹ với diện tích 78,7 ha, sản lượng 2.484 tấn, có 10 mã đi các thị trường: 05
mã đi thị trường Hoa Kỳ, 04 mã đi thị trường EU, 01 mã đi thị trường New
Zealand; Vùng trồng thanh long: có 03 vùng trên địa bàn huyện
Xuyên Mộc và Châu Đức, với diện tích 34,5 ha, sản lượng 993,7 tấn, có 03 mã số
đi thị trường Trung Quốc; Vùng trồng ớt: 01 mã đi thị trường EU.
Hiện trên địa bàn
tỉnh có 03 cơ sở đóng gói chuối, gồm: 01 cơ sở trên địa bàn huyện Xuyên Mộc và
02 cơ sở trên địa bàn huyện Châu Đức, cả 3 cơ sở xuất khẩu đi thị trường Trung
Quốc, diện tích nhà xưởng 6.167 m2/03 nhà xưởng, công xuất mỗi nhà
xưởng 20-25 tấn/ngày/nhà xưởng. Đang chờ phê duyệt mã số cơ sở đóng gói xuất
khẩu: Hiện đang chờ phê duyệt 04 mã số cơ sở đóng gói đi thị trường Trung Quốc,
trong đó: 03 mã ở Xuyên Mộc (02 mã cơ sở chuối, 01 mã số cơ sở sầu riêng), 01
mã chuối ở huyện Châu Đức. Ttổng diện tích nhà xưởng từ 600 m2 đến
1.600m2, công xuất mỗi xưởng từ 20-40 tấn/ngày.
Mã số vùng trồng
nội địa: Trên địa bàn tỉnh đã cấp được 69 mã số
vùng trồng với tổng diện tích 184,57 ha (cụ thể: huyện Châu Đức 10 mã với diện
tích 12,3 ha; huyện Long Điền 14 mã với 34,69 ha; huyện Đất Đỏ 18 mã với 55,47
ha; huyện Xuyên Mộc 08 mã với diện tích 32,9 ha; thị xã Phú Mỹ 05 mã với 5,19
ha; thành phố Bà Rịa 14 mã với diện tích 44,02 ha); trên các loại cây trồng:
cây lúa, rau các loại, ca cao, tiêu, nhãn xuồng, mãng cầu, măng cụt, sầu riêng,
khoai môn, khoai mài...) ; trên các loại cây trồng: cây lúa, rau các loại, ca
cao, tiêu, nhãn xuồng, mãng cầu, măng cụt, sầu riêng, khoai môn, khoai mài...
4. Công tác hỗ trợ xây dựng mô
hình: Từ năm 2023 đến nay, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Sở ban ngành có
liên quan và UBND các địa phương hỗ trợ, xây dựng các mô hình:
Năm 2023, đã triển khai 04 mô hình, cụ thể: 02
mô hình chuyển giao giống sắn
mới kháng bệnh khảm lá tại huyện Xuyên Mộc và thị xã Phú Mỹ với diện tích 0,5
ha/mô hình, 01 mô hình cài đặt ứng dụng sổ tay theo dõi tình hình sản xuất
trồng trọt, 01 mô hình sản xuất cây khoai mài tại huyện Côn Đảo với diện tích
0,02 ha.
Từ đầu năm 2024 đến nay, triển
khai 02 mô hình, cụ thể: 01 mô hình “Ứng dụng Quản
lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây khoai môn” trên địa bàn huyện
Đất Đỏ với diện tích 0,1 ha và 01 mô hình “Sản xuất thử nghiệm trồng nấm ăn bằng cơ chất khác
với mùn cưa cao su” trên địa bàn thị xã Phú Mỹ với diện tích 50 m2 với
5.000 phôi.
5. Công tác hỗ trợ Phát triển sản xuất
trồng trọt ứng dụng công nghệ cao
Trên địa bàn tỉnh có khoảng 363 cơ sở sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao với
quy mô diện tích 5.208,4 ha, diện tích đang sản xuất 5.203,2 ha (gồm: 57,9 ha rau các loại, 8,2 ha khoai môn,
32,1 ha dưa lưới, 1,5 ha nấm các loại, 1,9 ha khoai mài, 3.220,9 ha cây ăn quả,
1.715,1 ha hồ tiêu, 60 ha nhàu, 110 ha ca cao, 0,8 ha hoa lan), sản lượng 98.031,4 tấn/năm, ước tính doanh thu sản phẩm nông nghiệp công
nghệ cao đạt 1.684.472,2 triệu đồng; trên các sản phẩm
như rau các loại (rau ăn lá, dưa lưới,…), cây ăn quả (bưởi, chuối, bơ, nhãn,
mít,…), cây công nghiệp (hồ tiêu, ca cao,…) hoa, nấm ăn,...
Công nghệ áp dụng: Nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm
nước kết hợp điều tiết dinh dưỡng tự động. Ngoài ra, một số
cơ sở có áp dụng công nghệ thủy canh; công nghệ aquaponics; công nghệ theo dõi,
điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ theo cảm biến, sử dụng điện năng lượng mặt trời, ...
Việc ứng dụng công nghệ cao đã giúp tăng năng suất trên
đơn vị diện tích, tăng chất lượng sản phẩm do chủ động quản lý dịch hại, điều
kiện sản xuất và tối ưu việc cung cấp dinh dưỡng, nước tưới trong suốt quá
trình sinh trưởng của cây trồng.
Thảo Nguyên