Một số chính sách Trung ương phát sinh hiệu lực trong tháng 4 năm2021
06/05/2021 - 07:53 | Văn bản quy phạm pháp luật
Quy định xử phạt vi phạm
hành chính về chăn nuôi
Có hiệu lực từ ngày
01/03/2021, Nghị định 14/2021/NĐ-CP ban hành ngày 01/03/2021 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.
Trong đó, Nghị định quy
định mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang
trại. Theo đó, hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu
cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị phạt tiền với các mức phạt như
sau: Từ 1-3 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ, từ 3-5 triệu
đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa, từ 5-7 triệu đồng đối với chăn
nuôi trang trạng quy mô lớn.
Hành vi vi phạm quy định
về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước thải chăn
nuôi cho cây trồng bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại
quy mô nhỏ, từ 5-7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa, từ 7-10
triệu đồng đối với chăn nuôi trang trạng quy mô lớn (*).
Hành vi vi phạm quy định
về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về khí thải chăn nuôi sẽ bị phạt tiền với mức phạt như (*) nêu trên.
Mức phạt tiền quy định
nêu trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá
nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2
lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Sửa đổi một số quy định
về thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Nghị
định 18/2021/NĐ-CP ban hành ngày 11/03/2021 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu có hiệu lực từ ngày 25/04/2021.
Trong đó, bổ sung Điều
29a miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế. Cụ
thể, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Cơ sở để xác định hàng
hóa được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm: Chủng loại, định lượng hàng hóa
được quy định tại điều ước quốc tế; văn bản xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết
hoặc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan quản lý chuyên ngành trong trường hợp
điều ước quốc tế không quy định chủng loại, định lượng miễn thuế. Trường hợp cơ
quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế không phải là cơ quan quản
lý chuyên ngành thì căn cứ theo văn bản xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết
hoặc gia nhập điều ước quốc tế.
Theo Nghị định
18/2021/NĐ-CP, nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được, sẽ
được miễn thuế nhập khẩu trong 05 năm để sản xuất phục vụ các dự án sau:
- Dự án đầu tư thuộc
Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư
- Dự án đầu tư thuộc
Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Dự án đầu tư của doanh
nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và
công nghệ
Thời gian bắt đầu sản
xuất là thời gian sản xuất chính thức, không bao gồm thời gian sản xuất thử.
Người nộp thuế tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về ngày thực tế sản xuất và
thông báo trước khi làm thủ tục hải quan.
Hết thời hạn miễn thuế
05 năm, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ thuế theo quy định đối với lượng
nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã được miễn thuế nhưng không sử dụng
hết.
Tiêu chí xác định doanh
nghiệp công nghệ cao mới áp dụng từ 30/4/2021
Quyết định
số 10/2021/QĐ-TTg quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ
cao có hiệu lực từ 30/4/2021.
Theo đó, doanh nghiệp
công nghệ cao phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều
18 của Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung
tại Điều 75 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và khoản 3 Điều 76
của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, đồng thời đáp ứng 3 tiêu chí, trong đó có
tiêu chí doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng
doanh thu thuần hằng năm của doanh nghiệp.
Kim khánh