MỜI THAM DỰ HỘI NGHỊ “THỊ TRƯỜNG HALAL Ở ĐÔNG NAM Á - NAM Á - NAM THÁI BÌNH DƯƠNG: TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI”

06/12/2021 - 09:23 | Xúc tiến thương mại

MỜI THAM DỰ HỘI NGHỊ “THỊ TRƯỜNG HALAL Ở ĐÔNG NAM Á - NAM Á - NAM THÁI BÌNH DƯƠNG: TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI”

1. Thời gian: Thứ Hai, ngày 20/12/2021, 08.30 a.m – 11.30 a.m.

2.  Địa điểm: Khách sạn Pan Pacific, số 1 đường Thanh Niên, Hà Nội.

3.    Hình thức tổ chức: Trực tiếp kết hợp trực tuyến với nhiều điểm cầu khác nhau trong khu vực.

4.  Đơn vị tổ chức: Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Thông tin chung:

5.1.   Khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với sản phẩm Halal, với số dân theo đạo Hồi và sử dụng thực phẩm Halal khoảng 860 triệu người (chiếm 66% tổng số người Hồi giáo trên thế giới). Về quy mô thị trường, các nước Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương là địa bàn tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới (khoảng 470 tỷ USD  năm 2018, trong đó Đông Nam Á là 230 tỷ USD, Nam Á – Nam Thái Bình Dương là 238 tỷ USD).

Quy mô thị trường thực phẩm Halal thế giới dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ: Chi tiêu cho thực phẩm Halal (theo đánh giá FAO và báo cáo kinh tế Hồi giáo toàn cầu) sẽ tăng 3.1%, dự kiến đạt 1.400 tỷ USD năm 2020 lên mức 1.900 tỷ USD vào năm 2024 và 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Nhu cầu các sản phẩm Halal tăng mạnh không chỉ do sự gia tăng về số lượng người Hồi giáo mà còn do xu hướng tiêu dùng mới: có nhiều người không theo đạo Hồi có xu hướng tăng chi tiêu và sử dụng thực phẩm Halal do các sản phẩm Halal đáp ứng các tiêu chí về môi trường và vệ  sinh an toàn thực phẩm1. Đồng thời, sản phẩm Halal dự kiến sẽ mở rộng không chỉ đối với thực phẩm thuần túy mà cả dược, mỹ phẩm; và có ảnh hưởng ngày càng lớn tới sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch, tài chính, tiếp thị…Ngành thực phẩm Halal không chỉ liên quan đến quá trình sản xuất mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như nguyên liệu, phân bón, chế biến, cung cấp dịch vụ hậu cần (bảo quản, đóng gói, chuyên chở,...) do thực phẩm Halal không chỉ là sản phẩm là một quy trình từ nguyên liệu thô cho đến quá trình chăn nuôi, chăm sóc, giết mổ, bảo quản, đóng gói, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng…

5.2.   Việt Nam có nhiều lợi thế song đang gặp nhiều khó khăn trong tham gia vào chuỗi cung ứng và sản xuất thực phẩm Halal ở khu vực.

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông, thuỷ sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn; hiện là một mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực và liên khu vực (EVFTA, CPTPP, RCEP). Đây là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp ta tiếp cận thị trường, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm của ta, trong đó có các sản phẩm Halal.

Tuy nhiên, thực tế xuất nhập khẩu thực phẩm của các doanh nghiệp ta vào thị trường Halal khu vực chưa tương xứng với tiềm năng. Mỗi năm, nước ta có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm. Năng lực xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam còn khá khiêm tốn, mới chỉ đạt 10,5 tỷ USD so với mức  34 tỷ USD (nhu cầu của Tổ chức các nước Hồi giáo đối với sản phẩm của ta). Ngoài khó khăn về chứng nhận Halal, nhiều doanh nghiệp ta còn chưa hiểu rõ khái niệm Halal, thiếu thông tin về thị trường, văn hoá, quy định thương mại, tập quán kinh doanh, tiêu dùng để tham gia sâu vào thị trường Halal, nhất là tại các nước hồi giáo.

6. Mục đích, nội dung:

Hội nghị là cơ hội để các địa phương, doanh nghiệp hiểu sâu hơn về thị trường, văn hóa kinh doanh, thị hiếu tiêu dùng, tiêu chuẩn, quy định về cấp Chứng chỉ Halal, cũng như kết nối giữa các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp, nhà đầu tư ở khu vực Đông Nam Á – Nam Á – Nam Thái Bình Dương. Hội nghị cũng sẽ giúp kết nối các địa phương, doanh nghiệp với Đại sứ và đại diện của Đại sứ quán các nước khu vực Đông Nam Á – Nam Á – Nam Thái Bình Dương tại Việt Nam và các Đại sứ ta ở các nước này.

Hội nghị sẽ tập trung vào các nội dung: (i) Tổng quan thị trường Halal ở Đông Nam Á – Nam Á – Nam Thái Bình Dương: Cơ hội và Thách thức; (ii) Phát triển ngành Halal Việt Nam: hoạt đông xúc tiến phát triển ngành Halal, những khó khăn, biện pháp tháo gỡ và chính sách ưu đãi tại Việt Nam; phát triển Halal trong ngành du lịch…; và (iii) Kết nối địa phương và doanh nghiệp.

7.  Ngôn ngữ sử dụng tại Hội nghị: tiếng Việt và tiếng Anh (dịch cabin)

8.  Dự kiến thành phần:

-    Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phát biểu khai mạc, chào mừng và bế mạc.

-   Tham dự Hội nghị dự kiến có khoảng 200-250 đại biểu, gồm: Đại sứ các nước Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương tại Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại các nước Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương; Lãnh đạo, quan chức cấp cao của các Bộ, ngành hữu quan của Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Du lịch, Ban Tôn giáo Chính phủ…); Đại diện lãnh đạo các địa phương của Việt Nam, tổ chức quốc tế tại Hà Nội (FAO, UNDP…); Học giả, diễn giả viện nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước về Halal; Các doanh nghiệp, hiệp hội của Việt Nam và các nước.

* * * * *

Nguyễn Bình