Mã số vùng trồng góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp
04/05/2024 - 09:06 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Được biết, mã số vùng trồng là mã định
danh cho một vùng trồng trọt nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ
dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Việc mã
hóa vùng trồng mang lại nhiều ích lợi thiết thực cho nông dân như: Chuẩn
hóa quá trình chăm sóc, quản lý cây trồng, vật nuôi, quản lý được diện tích
trồng, đưa ra quy trình chuẩn trong chăm sóc; cảnh báo tình hình dịch bệnh, lên
kế hoạch chăm sóc, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và ước
lượng năng suất… Từ đó, cây trồng cho năng suất, chất lượng ngon, đồng đều, đáp
ứng được tiêu chuẩn của những thị trường khó tính nhất. Đây cũng là điều kiện
tiên quyết để sản phẩm nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch.
Theo chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh
đã ban hành các văn bản hướng dẫn thủ tục cấp mã số; phối hợp với các cơ quan
chuyên môn và chính quyền các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn các bước triển
khai thực hiện; tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký; thành lập các đoàn khảo sát,
kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất trồng trọt
thực hiện đăng ký mã số vùng trồng… Đến nay, toàn tỉnh đã được Cục Bảo vệ
thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp 24 vùng trồng xuất khẩu với 37 mã, chiếm tổng diện tích 919,3 ha, sản lượng 21.319,3 tấn, số hộ tham gia 207
hộ và 03 mã đóng gói chuối xuất khẩu, tại các thị trường nhập khẩu (EU, Hoa Kỳ,
Trung Quốc, New Zeland) cụ thể:
Vùng trồng nhãn: có 07 vùng trồng trên
địa bàn huyện Xuyên Mộc với diện tích 111,9 ha, sản lượng 1.607,6 tấn/năm, có 15 mã số: có
06 mã đi thị
trường Trung Quốc; 02 mã đi thị trường Hoa kỳ, 01 mã đi thị trường EU, 03 mã đi
thị trường Úc, 03 mã đi thị trường Nhật Bản (HTX NNDV Nhân Tâm 03 mã; Công Ty
TNHH XNK Trái Cây Chánh Thu 07 mã; Vùng trồng nhãn Xuyên Mộc ấp Nhân Thuận 01
mã; Vùng trồng nhãn Xuyên Mộc ấp Nhân Trung 01 mã; Vùng trồng nhãn ấp Nhân Hoà
01 mã; Vùng trồng nhãn Công ty Thái Lâm 02 mã).
Vùng
trồng chuối: có
04 vùng trồng trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, Châu Đức với diện tích 570 ha, sản
lượng 14.660 tấn/năm, với 04 mã số đi thị trường Trung Quốc (Công ty TNHH TM
Nochy, Công ty Cổ phần cao su Thống Nhất, Công ty TNHH Hồng Thái Dương, Công ty
cổ phần Dịch vụ sản xuất thương mại).
Vùng trồng sầu riêng: có 05 vùng trồng trên
địa bàn huyện Châu Đức với diện tích 124,2 ha, sản lượng 2.484 tấn/năm, có 05
mã số đi thị trường Trung Quốc (Tổ sản xuất sầu riêng Liên Đức I, Tổ sản xuất
sầu riêng Liên Đức II, Tổ sản xuất sầu riêng Liên Đức III, Tổ sản xuất sầu
riêng Liên Đức IV và Hợp tác xã sầu riêng
9 Bê).
Vùng
trồng bưởi: có 05 vùng trồng trên địa bàn thị xã Phú Mỹ với diện tích 78,7 ha,
sản lượng 1.574 tấn, có 09 mã đi các thị trường: 05 mã đi thị trường Hoa Kỳ, 04
mã đi thị trường EU, 01 mã đi thị trường New Zealand (Trang trại bưởi da xanh
hữu cơ Kim Long 02 mã; Trang trại bưởi da xanh hữu cơ Hoàng Long 02 mã; Trang
trại bưởi da xanh hữu cơ Hoàng Long 1 có 02 mã; Bưởi da xanh Sông Xoài 01 mã;
Hợp tác xã bưởi da xanh Hắc Dịch 03 mã).
Vùng trồng thanh long: có 03 vùng trên địa
bàn huyện Xuyên Mộc và Châu Đức, với diện tích 34,5 ha, sản lượng 993,7 tấn, có
03 mã số đi thị trường Trung Quốc (Hợp tác xã sản xuất DVNN Xuân Trường xã Sơn
Bình; Tổ sản xuất thanh long an toàn Hòa Bình; Vùng trồng thanh long Bưng
Riềng).
Bên cạnh đó, cũng có 23 số mã vùng trồng trên cây
trồng bưởi, sầu riêng, nhãn, chuối, tiêu, cam quýt đang chờ cấp có thẩm quyền
phê duyệt cụ thể:
Vùng trồng bưởi: 05 mã số đi thị trường Trung Quốc (Trang trại bưởi da
xanh hữu cơ Kim Long 01 mã; trang trại bưởi da xanh hữu cơ Hoàng Long 01 mã; trang
trại bưởi da xanh hữu cơ Hoàng Long 1 có 01 mã; bưởi da xanh Sông Xoài 01 mã; hợp
tác xã bưởi da xanh Hắc Dịch 01 mã);
Vùng trồng sầu riêng: 09 mã số đi thị trường Trung Quốc với 102,47 ha
trên địa bàn Xuyên Mộc, Phú Mỹ, Châu Đức (Châu Đức: Tổ sản xuất sầu riêng Hoa
Long xã Kim Long, huyện Châu Đức, Tổ sản xuất sầu riêng Tân Long xã Kim Long
huyện Châu Đức, Tổ sản xuất sầu riêng Tân Bình, Trang Trại Ngọc Bích; Xuyên
Mộc: Sầu riêng Bàu Lâm - Vinh Đại Phát, Công ty trách nhiệm hữu hạn Vinh Đại
Phát xã Xuyện Mộc, huyện Xuyên Mộc; Phú Mỹ: Hợp tác xã nông nghiệp Sông Xoài,
xã Sông Xoài, thị xã Phú Mỹ, Tổ sản xuất sầu riêng ấp Cầu Ri, Tổ sản xuất sầu riêng ấp Sông Xoài 1-2, xã Sông xoài TX Phú Mỹ).
Vùng trồng nhãn: 01 mã đi thị trường Hoa Kỳ (HTX NNDV Nhân Tâm).
Vùng trồng chuối: 04 mã đi thị trường Trung Quốc với 78 ha trên địa bàn
huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Công ty TNHH SXTM DV Nhập khẩu Minh Quyền (2 vùng)
Châu Đức; Công ty CP cao su Thống Nhất Châu Đức; Khải Hoàn Farm Xuyên Mộc).
Vùng trồng tiêu: 02 mã số đi thị trường Trung Quốc và EU trên địa bàn
huyện Xuyên Mộc (Công ty CP Nông nghiệp - Thương mại - Du lịch Bầu Mây 10 ha 1
hộ xã Hoà Hiệp huyện Xuyên Mộc).
Vùng trồng Cam, quýt: 01 mã đi thị trường Trung Quốc (Vùng trồng cam,
quýt của Trang trại Cam, quýt xã Hòa Hiệp 40 ha, 1 hộ xã Hoà Hiệp, huyện Xuyên
Mộc).
Vùng trồng ớt: 01 đi thị trường EU (Công ty rau quả Khang Thịnh-Châu
Pha).
Ngoài ra, cũng đang chờ phê duyệt 04 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu đi thị
trường Trung Quốc trong đó: 03 mã ở Xuyên Mộc ( 02 mã cơ sở chuối, 01 mã số cơ
sở sầu riêng), 01 mã chuối ở huyện Châu Đức, tổng diện tích nhà xưởng từ 600 m2
đến 1.600m2, công suất mỗi xưởng từ 20-40 tấn/ngày.
Về tiệu thụ nội địa: Trên địa bàn tỉnh đã được cấp 68
mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa với tổng diện tích 162,67 ha (cụ thể: huyện Châu Đức 16 mã với
diện tích 12,3 ha; huyện Long Điền 14 mã với 34,69 ha; huyện Đất Đỏ 18 mã với
55,47 ha; huyện Xuyên Mộc 07 mã với diện tích 12,9 ha; thị xã Phú Mỹ 05 mã với
5,19 ha; thành phố Bà Rịa 14 mã với diện tích 42,12 ha); trên các loại cây
trồng: cây lúa, rau các loại, ca cao, tiêu, nhãn xuồng, mãng cầu, măng cụt, sầu
riêng, khoai môn, khoai mài.
Tuy nhiên, khách quan
nhìn nhận, so với tiềm năng, lợi thế sẵn có, quy mô những vùng sản
xuất vẫn “manh mún, nhỏ lẻ” và chưa kết nối đầy đủ thông tin giữa sản xuất
và thị trường, nhất là trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người
tiêu dùng trong nước và quốc tế về truy xuất nguồn gốc, chất lượng nông sản.
Rào cản lớn nhất là do tiêu chuẩn về quy trình thiết lập và giám sát vùng
trồng cần quy mô, diện tích vùng trồng lớn, nông dân phải tuân thủ các quy
định sản xuất an toàn, đặc biệt là phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản
xuất nhưng đây là lĩnh vực mới, số đông người dân chưa hiểu hết
lợi ích của việc cấp mã số vùng trồng. Mặt khác, việc ứng dụng các
công nghệ số trong sản xuất theo hướng liên kết, quy trình hữu cơ, sản xuất
theo chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế.
Có thể nói, xác định
cấp mã số vùng trồng là một trong những giải pháp quan trọng để
hướng tới nền nông nghiệp số hoàn chỉnh, trước mắt là đưa hàng hóa
nông sản của tỉnh vươn xa ra thị trường thế giới.Trong thời gian tới,
ngành Nông nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tiếp tục hướng dẫn các địa phương, đơn
vị rà soát, quy hoạch những vùng sản xuất chuyên canh tập trung, ổn định đối
với những loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện
từng vùng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn
xuất khẩu. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích
cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất xây dựng các “cánh đồng
lớn”, áp dụng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGap,
GlobalGap và hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất để có số lượng sản
phẩm lớn, chất lượng cao...
Lài Nguyễn – Chi cục PTNT