Làm thế nào để phát triển bền vững cây cà phê
05/04/2024 - 14:38 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Tuy nhiên,
điều đáng lo ngại hiện nay là lượng cà phê để thu mua không nhiều. Trong khi
đó, đến khoảng tháng 10 mới vào vụ thu hoạch. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho
rằng, dù giá cao nhưng các DN chủ yếu xuất khẩu dạng thô, do đó giá trị cà phê
chưa cao.
Cà phê vốn dĩ là cây trồng thế mạnh của Bà Rịa - Vũng Tàu, tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân diện tích ngày càng giảm. Nếu như năm 2022 diện tích
cây cà phê trên địa bàn tỉnh là 3.826ha, đến nay đã giảm hơn 180ha, hiện còn
hơn 3.640ha. Hầu
hết các vườn cà phê còn lại trên địa bàn tỉnh đều được trồng xen canh với cây
hồ tiêu, ca cao hoặc cây trồng khác và không còn cà phê trồng riêng lẻ trên một
diện tích đất. Điều này cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp
chế biến xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh khi thiếu nguồn nguyên liệu tại
chỗ. Đó là chưa kể, chất lượng cà phê cũng khó đáp ứng tiêu chuẩn thị trường
thế giới.
Đặc biệt, yêu cầu khắt khe từ các thị trường nhập khẩu cà phê
trong những năm gần đây đòi hỏi người trồng phải tuân thủ nghiêm. Đơn cử như từ
cuối năm 2022, EU yêu cầu cà phê xuất khẩu vào thị trường này không được liên
quan đến nạn chặt phá rừng. Ngoài ra, EU cũng yêu cầu nghiêm ngặt hơn về dư
lượng thuốc trừ sâu với hạt cà phê (0,1mg/kg), do đó nông dân phải điều chỉnh
phương thức sản xuất để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới.
Có lẽ câu chuyện nâng cao giá trị mặt hàng nông sản nói chung và
cà phê nói riêng luôn là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm, trăn trở của
cơ quan chức năng, và cả các doanh nghiệp. Đương nhiên, năng suất cà phê không
nên chú trọng bao nhiêu tấn/ha mà phải quy ra giá trị doanh thu và lợi nhuận
bao nhiêu trên mỗi ha đó. Chính vì vậy, muốn nâng cao giá trị cũng như phát
triển bền vững cây cà phê, cần chú trọng đầu tư sản xuất sạch để đáp ứng xu
hướng tiêu dùng xanh, đặc biệt là những thị trường khó tính. Đồng thời tập
trung tổ chức lại sản xuất cà phê theo chuỗi giá trị ngành hàng, trong
đó quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn, sản xuất hàng
hóa theo tiêu chuẩn, chất lượng cao, tăng chế biến sâu.Việc làm này đòi hỏi
sự liên kết, hợp tác giữa nhà nước, doanh nghiệp với người trồng theo chuỗi giá
trị từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Cùng với đó là việc hỗ trợ xây dựng chỉ
dẫn địa lý, từng bước xây dựng thương hiệu để cà phê của tỉnh được biết đến
nhiều hơn và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Lài Nguyễn – Chi cục Phát triển nông thôn