Kỹ thuật nuôi cá bè trắng trong ao đất
10/01/2022 - 15:41 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
1. Điều
kện ao nuôi
- Vị trí ao thuận tiện giao thông, biên độ dao
động của thủy triều từ 2m – 3m, đất sét hoặc sét pha cát, nguồn nước không bị
nhễm bởi chất thải công nghiệp. Ao nuôi có dạng hình chữ nhật, hoặc hình vuông,
diện tích phù hợp 2.000–2.500 m2. Độ sâu của ao từ 1.2-1.5m, có hệ
thống cấp và thoát nước. Đáy ao bằng phẳng, hơi nghiêng về phía cống.
- Các chỉ số kỹ thuât môi trường nuôi phù hợp:
+ Nhiệt độ (oC): 26 – 32
+ Độ mặn (‰): 10 – 25
+ Oxy hòa tan (mg/l): 5 – 7
+ NH (mg/l) < 0.9
+ pH nước: 7.5 - 8.5
- Cải tạo ao: Tháo cạn nước ao, cày xới lớp đất mặt đáy ao.
Bón vôi với liều lượng 1.000 kg/ha (đối với ao có pH thấp có thể dùng cao hơn).
Phơi đáy ao từ 7-10 ngày, để vôi phát huy tác dụng diệt khuẩn và nâng pH. Lấy
nước vào ao cao 1,2m, sử dụng lưới lọc có mắt lưới 40 mắt/cm2 để ngăn
địch hại từ ngoài theo vào ao.
3.
Chọn và thả giống
- Chọn giống cá có
kích cỡ đồng đều 10–15cm, cá khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, phản ứng nhanh với
tác động xung quanh, không dị hình, không có dấu hiệu bệnh lý. Nếu có điều kiện
có thể kiểm tra bệnh hoại tử thần kinh (bệnh VNN)
- Mật độ thả: 1
con/m2. Trước khi thả, tắm cho cá bằng nước ngọt hoặc formol với nồng độ 20ppm
từ 10 - 15 phút. Trong quá trình tắm phải sục khí cho cá để không bị thiếu oxy.
Thả cá vào lúc trời mát và thả đầu hướng gió.
4. Chăm
sóc và quản lý
Thức
ăn.
Sử dụng thức ăn công
nghiệp viên dạng nổi, loại dùng cho nuôi cá nước lợ, nước mặn có hàm lượng đạm
40 – 45%, hàm lượng lipid 12 – 15%, thức ăn không bị ẩm mốc. Kích thước viên thức
ăn tùy theo giai đoạn phát triên của cá. Có thể theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cho cá ăn ngày 2 lần vào buổi sáng (8h) và buổi chiều mát (17 – 18h). Thời gian
đầu, khẩu phần ăn 3-5% trọng lượng cá nuôi. Từ tháng thừ 3 trở đi khẩu phần ăn
2-3% trọng lượng cá nuôi trong ao. Những ngày trời lạnh (nhiệt độ nước dưới 170C)
hoặc trời nóng (nhiệt độ nước trên 360c) ngưng cho cá ăn. Khi cho cá
ăn cần quan sát kỹ khả năng ăn của cá để điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp.
Quản lý môi trường ao nuôi
Hàng tháng thay
30– 50 % lượng nước ao nuôi. Trước khi thay nước, cần theo dõi chất lượng nước
thuỷ triều, kiểm tra nguồn nước, mức độ sạch và nồng độ muối tránh làm cho cá bị
sốc. Nồng độ muối dao động trong khoảng từ 20-28‰ là thích hợp nhất.
Khi thấy nước ao
có mùi tanh hoặc màu xanh quá đậm hay màu nâu đen, phải tháo bỏ nước cũ và cấp
ngay nước mới vào ao. Định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá để có biện
pháp điều chỉnh lượng thức ăn. Định kỳ một tháng một lần bón vi sinh cho ao để
hạn chế sự ô nhiễm môi trường ao nuôi, bổ sung Vitamin C, Vitamin tổng hợp, men
tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng, chống sốc cho cá nuôi, đặc biệt
vào những lúc thời tiết thay đổi.
Thường xuyên quan
sát, kiểm tra bờ ao, lưới chắn, cống bộng cấp thoát nước, phát hiện sớm những vấn
đề như lở bờ, rách lưới chắn, hang hố rắn, chuột, mưa ngập tràn bờ để kịp thời
tu bổ sửa chữa tránh thất thoát cá.
Cá bè nuôi trong
ao thường mắc bệnh trùng bánh xe và trùng quả dưa khi nhiệt độ nước từ 23 – 260C.
Cá bị bệnh thường bỏ ăn, bơi tách đàn không định hướng. Thân cá bị lở loét sau
2 – 3 ngày mắc bệnh. Phòng bệnh: luôn giữ nước ao sạch, phòng bệnh cho cá bằng
CuSO4 nồng độ 0,5 - 0,7 ppm (0,5 - 0,7 g/m3) phun trực tiếp xuống ao
5. Thu
hoạch
Sau 8 – 10 tháng
nuôi có thể thu hoạch cá với cỡ thương phẩm từ 600-700g/con. Cá bè là loài dễ
thu hoạch. Trước khi thu hoạch 1 ngày không cho cá ăn. Có thể dùng lưới kéo được
trên 95% tổng số cá trong ao. Sau đó tháo cạn ao và thu hết số còn lại. Do cá
bè là loài vận động mạnh, ngưỡng oxy cao do đó không nên thu hoạch cá khi trời
âm u. Nên chọn thời điểm giá thị trường cao.
Trọng Hoàng