Kết quả triển khai các Chương trình chuyên đề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
05/01/2024 - 08:34 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
- Về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm
- OCOP: Tính
đến nay, Toàn tỉnh hiện có 122 sản phẩm
nông nghiệp của 68 chủ thể đã được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên (trong đó có 89 sản phẩm của 43 chủ thể đã
được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, gồm: 62 sản phẩm đạt 4 sao và
27 sản phẩm đạt 3 sao; Có 33 sản phẩm của 30 chủ thể đã được UBND cấp huyện
đánh giá và công nhận sản phẩm đạt 3 sao). Đã xây dựng được 5 điểm giới
thiệu và bán các sản phẩm OCOP (gồm: 1 điểm trưng bày đặt tại Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, 3 điểm trên địa bàn huyện Châu Đức và 1 điểm trên địa bàn
huyện Long Điền). Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất
lượng trên thị trường và được người tiêu dùng tín nhiệm; được giới thiệu kinh
doanh trên các trang mạng thương mại điện tử và các chuỗi cửa hàng siêu thị lớn
trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất
lượng trên thị trường và được người tiêu dùng tín nhiệm. Tỉnh đã giao Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương
phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại
trong và ngoài tỉnh, tổ chức giới thiệu, đưa các sản phẩm OCOP lên các trang
mạng thương mại điện tử và các chuỗi cửa hàng, các kênh phân phối trong siêu
thị lớn trên địa bàn tỉnh đồng thời triển khai xây dựng các điểm, khu du lịch
nông thôn gắn với sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
- Về Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây
dựng nông thôn mới: Sở Du lịch đã tổ chức rà
soát, khảo sát hơn 42 điểm để xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng, mô hình
du lịch nông nghiệp kết hợp trải nghiệm...Phát triển du lịch nói chung và du
lịch cộng đồng, du lịch nông thôn nói riêng đã góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng
cao hiệu quả kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác như ngành thủy
sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, tạo động lực thúc đẩy đa dạng hóa các
ngành dịch vụ, nghề thủ công truyền thống và nuôi trồng; là tiền đề quan trọng
đẩy mạnh, nâng cao và đổi mới chất lượng, mẫu mã hàng hóa sản phẩm của các
ngành. Ngành du lịch phát triển đã góp phần giới thiệu, phát huy và làm tăng
các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương thông qua hoạt động xúc tiến,
quảng bá du lịch, đã đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần tạo sinh kế việc làm, gia tăng
thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt kinh tế
- xã hội địa phương.
-
Về Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước
sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới:
* Về nước sạch nông thôn: Tính đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch
theo Quy chuẩn của Bộ Y tế đạt 90%. Kế hoạch đến cuối năm 2025 là 95% đảm bảo
mọi người dân nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch từ các hệ thống cấp
nước tập trung.
* Về bảo vệ môi trường nông thôn: Trong thời gian vừa qua, Tỉnh đã quan tâm triển khai các dự
án thí điểm phân loại rác tại nguồn tại các địa phương trên toàn tỉnh. Rác thải
sinh hoạt được thu gom, phân loại và được vận chuyển về khu xử lý tập trung của
tỉnh để xử lý. Hiện nay tỉnh đang lựa chọn các nhà đầu tư để triển khai Dự án
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt, phát điện nhằm đáp ứng yêu
cầu về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
+ Đối với chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh tại 7/8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh (Vũng Tàu, Bà
Rịa, Phú Mỹ, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc) được thu gom, chôn lấp hợp
vệ sinh tại Khu chôn lấp của Công ty TNHH KBEC Vina trong Khu xử lý chất thải
tập trung Tóc Tiên, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ với khối lượng trung bình trong
năm 2022 khoảng 1.000 tấn/ngày. Đối với huyện Côn Đảo, khối
lượng phát sinh khoảng 15 tấn/ngày được thu gom, lưu giữ tại Bãi Nhát, đến nay
đang tồn đọng khoảng hơn 70.000 tấn. Để xử lý lượng chất thải rắn tồn đọng tại khu vực
Bãi Nhát, huyện Côn Đảo, tỉnh đã lựa chọn đối tác để lắp đặt lò đốt rác công suất 80 tấn/ngày và đã lắp đặt hoàn thành, đưa vào
sử dụng.
+ Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường: Tổng khối
lượng CTRCNTT phát sinh trên địa bàn khoảng 1.388.106 tấn được thu gom, xử lý
100%
+ Đối với chất thải nguy hại:
Tổng khối lượng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh tính đến
tháng 12/2022: 109.546 tấn (trong đó, theo báo cáo
thống kê bụi
lò từ các nhà máy luyện thép trên địa bàn
tỉnh, tổng khối lượng bụi lò phát sinh là 33.261 tấn). Tỉnh đã ban hành
Kế hoạch thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại. Hiện nay, chất thải y tế nguy
hại được thu gom, xử lý theo mô hình tập trung tại Khu Tóc Tiên; một phần được
chuyển giao cho cơ sở xử lý chất thải khác có giấy phép hoạt động theo quy
định. Bên cạnh đó, tỉnh đã
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho 19/19 cơ sở y tế tuyến tỉnh và
Trung tâm Y tế tuyến huyện.
+ Đối với việc bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng và các chất
thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp: Tại các khu vực sản xuất nông nghiệp,
Tỉnh đã hỗ trợ kinh phí để các địa phương xây dựng, bố trí các bể chứa để thu
gom và vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định. Tổng số lượng bể chứa bao gói thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh là 941 bể, Trong đó huyện Đất Đỏ lắp đặt được 191 bể, huyện Xuyên Mộc 438 bể,
huyện Long Điền 26 bể, thị xã Phú Mỹ 132 bể, thành phố Bà Rịa 45 bể và huyện Châu Đức 109 bể. Số lượng bể chứa năm 2023 tăng hơn so với năm 2022 là 42
bể. Số lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đã thu
gom và xử lý đúng quy định tại nhà máy được chỉ định từ đầu năm
2023 đến nay là 1.345 kg, lũy kế 57.809 kg.
+ Đối với phụ phẩm nông nghiệp, các địa phương đã chủ động hướng dẫn người
dân tận dụng làm thức ăn gia súc, phân bón hữu cơ phục vụ cho cây trồng, đảm
bảo không xả thải ra môi trường. Các địa phương đã quy hoạch các khu vực chăn
nuôi tập trung, cách xa các khu dân cư đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
+ Đối với kiểm soát môi trường làng nghề truyền thống: Tỉnh hiện
có 06 nghề truyền thống, gồm: bánh tráng An Ngãi, bánh hỏi An Nhứt,
nghề muối thuộc huyện Long Điền; bún Long Kiên, rượu Hoà Long thuộc thành phố
Bà Rịa và nghề sò ốc Vũng Tàu và 01 làng nghề được công nhận (Làng
nghề truyền thống bánh tráng An Ngãi, huyện Long Điền) được công nhận. Trong các
nghề truyền thống này, chủ yếu nghề bún Long Kiên có phát sinh nước thải từ các
hộ sản xuất bún; do đó, tỉnh đã sử dụng ngân sách hỗ trợ các hộ sản xuất bún để
đầu tư công trình xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm ra môi
trường.
* Về an toàn thực phẩm:
- Công tác thẩm định điều kiện
ATTP cơ sở được thực hiện chặt chẽ, 100% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết
đúng và sớm hạn; cơ sở được thẩm định định kỳ đúng kế hoạch đề ra. Đến nay, thực
hiện thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho 340 cơ sở sản xuất, kinh
doanh nông, lâm, thủy sản; cấp giấy chứng nhận ATTP 314 cơ sở (14 cơ sở xếp loại A, 300 cơ sở xếp loại B);
26 cơ sở chưa đáp ứng các quy định
về ATTP (xếp loại C). Qua kiểm tra, đã kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn cơ sở
khắc phục các sai lỗi như: việc lưu trữ hồ sơ tự công bố sản phẩm, việc ghi
nhãn hàng hóa, việc đảm bảo các điều kiện ATTP trong sản xuất.
- Công tác lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm: Hàng năm, ngành Nông
nghiệp và PTNT thực hiện lấy khoảng 600 mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản để kiểm
soát chất lượng ATTP: Kết quả kiểm
soát: Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm qui
định về ô nhiễm sinh học, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phụ gia,
hóa chất, kháng sinh giảm hàng năm: năm 2022 tỷ lệ mẫu vi phạm là 27/446 (chiếm
6,05%); năm 2021 tỷ lệ mẫu vi phạm là 23/257 (chiếm 8,95%).
- Việc truy xuất nguồn gốc thực
phẩm; thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn. Các mẫu giám sát không bảo đảm an toàn thực phẩm: Xử lý theo quy định tại Thông tư số
17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021; Thông báo bằng
văn bản tới cơ sở có mẫu không bảo đảm ATTP, yêu cầu cơ sở
truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm không bảo đảm ATTP, điều tra nguyên nhân, thực hiện hành động khắc phục và báo cáo kết quả khắc phục về cơ quan được
phân cấp quản lý.
- Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, giám sát địa phương trong công tác quản
lý các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện, tăng tỷ lệ ký
cam kết sản xuất thực phẩm an toàn: Hướng dẫn, phối hợp UBND các địa phương triển
khai thực hiện Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT: đến nay 27.663/29.464 cơ sở đã thực hiện ký Bản
cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đạt
tỷ lệ 93,88%.
- Về Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông
thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh:
* Về phát triển chính quyền số: Tỷ lệ
thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới
hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình
đạt 100%; Tỷ
lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ
công quốc gia đạt 100%; Tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công tỉnh/Cổng Dịch
vụ công quốc gia trên
tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt 78,9%; Tỷ lệ thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được cấu hình thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công tỉnh/Cổng Dịch
vụ công quốc gia đạt 84,5%; Tỷ lệ người dân và doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp
nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa
phương đạt 100%; Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được người dân, doanh nghiệp thực
hiện trực tuyến từ xa đạt 50%; Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành
chính được người
dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến đạt
96,35%; Tỷ lệ
hoạt động kiểm tra hành chính định kỳ của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối
tượng quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của
cơ quan quản lý đạt 83,15%; Tỷ lệ cán bộ, công chức,
viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản đạt 57,91%; Tỷ lệ hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước hoàn
thành phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đạt 83,9%; Tỷ lệ cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được đánh giá an
toàn thông tin và dán nhãn tín nhiệm mạng đạt 100%; Tỷ
lệ xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử (hoặc chuyên mục riêng) đạt 100%; Tỷ lệ cán bộ, công chức lãnh đạo sử dụng trợ lý ảo, khai
thác dữ liệu từ Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) tỉnh qua
tài khoản được cấp đạt 98%.
* Về phát triển
kinh tế số: Tỷ lệ
doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận dùng thử các nền tảng chuyển đổi số đạt
90,1%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên sử dụng
các nền tảng chuyển đổi số đạt 50,13%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng
hóa đơn điện tử đạt 100%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và
vừa có website với tên miền .vn đạt 51%; Tỷ lệ sản phẩm có giấy chứng
nhận OCOP của tỉnh đủ điều kiện được đưa lên sàn thương mại điện tử
(postmart.vn, voso.vn....) đạt 100%; Tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản trên
sàn thương mại điện tử (có gian hàng) đạt
85%.
* Về phát triển xã hội số: Tỷ lệ thuê bao điện thoại
di động sử dụng điện thoại thông minh đạt
97,5%; Tỷ lệ
hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 105,48%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử đạt 49,18%; Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch
thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 85,02%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực
tuyến đạt 60,15%; Tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng
nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa
đạt 30%; Tỷ
lệ dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt
91%; Tỷ lệ
cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học
đang hoạt động đào tạo các trình độ cao đẳng, đại học đã tiến hành rà soát các
chương trình đào tạo để xem xét bổ sung, lồng ghép nội dung, chuẩn đầu ra về dữ
liệu lớn, thiết kế, phân tích, xử lý dữ liệu phù hợp với đặc thù tương ứng của
từng ngành, nghề đào tạo đạt 100%; Tỷ lệ hộ gia đình trên
toàn tỉnh được lắp đặt công tơ điện tử loại tự động gửi chỉ số điện đạt 100%; Thanh toán hóa đơn viễn thông, truyền hình không dùng tiền
mặt đạt 93,8%; Thanh toán hóa đơn nước không
dùng tiền mặt đạt 80,18%; Thúc đẩy các siêu thị,
nhà hàng, trung tâm mua sắm, tiểu thương,... chấp nhận phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt đạt 94,27%; Số người hưởng lương hưu,
trợ cấp sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đạt 63%. Tỷ lệ dân số trưởng thành
có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt
2,11%, tương ứng số lượng là 19.212/911.125 chữ ký số. Tỷ lệ trường học các cấp triển khai ký số trên học bạ điện tử đạt 55,55%.
Việc triển khai thực hiện các Chương trình chuyên đề
hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu,
tiêu chí nông thôn mới các cấp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa nông thôn trên địa bàn tỉnh trở thành
những “Miền quê đáng sống”.
Huyền Trang - VPĐP NTM (tổng hợp)