Kết quả thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X "về nông nghiệp, nông dân, nông thôn" trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
27/10/2021 - 16:05 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
* Về thực hiện tái cơ cấu xây dựng nền nông nghiệp toàn
diện theo hướng hiện đại; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu với chất lượng sản phẩm ngày càng đa dạng, trình độ canh tác
có bước phát triển vượt bậc, chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng được cải
thiện theo hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt là lĩnh vực nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng dịch chuyển
đúng định hướng, đi vào khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sinh thái
trong tỉnh; đã hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung về cây công
nghiệp, cây ăn trái, rau, hoa với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu công
nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008-2020 đạt 4,05%/năm, trong đó: nông nghiệp tăng 3,58%/năm (trồng trọt tăng 2,43%/năm, chăn nuôi tăng 5,43%/năm), thủy sản tăng 4,51%/năm (khai thác thủy sản tăng 4,12%/năm, nuôi trồng thủy sản tăng 9,22%/năm) và lâm nghiệp tăng 0,81%/năm. Diện tích, năng suất, sản
ết cấu hạ tầng nông thôn và đô thị hóa: Sau
hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
(2010 - 2021), tính đến cuối tháng 9 năm 2021, toàn tỉnh có 45 xã được Ủy ban
nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao. 3 đơn vị cấp huyện (Thành phố Bà Rịa, huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ)
đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 3 đơn vị cấp
huyện (thị xã Phú Mỹ, huyện Châu Đức và huyện Xuyên Mộc) đã có 100% số xã đạt
chuẩn nông thôn mới, đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn nông
thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người tại các xã xây dựng nông thôn mới đạt
trên 60 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo quốc gia theo chuẩn đa chiều chỉ
còn 0,09%.
* Về giảm
nghèo, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa xã hội nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của dân cư nông thôn:
*
Về giảm nghèo: Đến nay, tổng số hộ
nghèo, hộ cận nghèo còn lại đến cuối năm 2020 là 2.083 hộ, chiếm tỷ lệ 0,73%.
Trong đó: Hộ nghèo chuẩn quốc gia là 257 hộ, chiếm tỷ lệ 0,09%; hộ cận nghèo
quốc gia là 643 hộ, chiếm tỷ lệ 0,22%; hộ nghèo chuẩn tỉnh là 925 hộ chiếm tỷ
lệ 0,32%; hộ cận nghèo chuẩn tỉnh là 258 hộ, chiếm tỷ lệ 0,1%.
* Về y tế: Đến
nay, có 100% số xã trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn Bộ tiêu
chí quốc gia về y tế; tỷ lệ người dân nông thôn tham gia bảo hiểm y tế đạt trên
80%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi nhỏ hơn 12%; công tác khám chữa
bệnh cho người dân nông thôn ở tuyến huyện được quan tâm đầu tư.
* Về giáo
dục - đào tạo: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh được quan tâm đầu tư, có sự phát
triển cả quy mô lẫn chất lượng, ngoài nguồn ngân sách Trung ương và tỉnh, các
địa phương đã nỗ lực phấn đấu huy động nhiều nguồn lực để mua sắm trang thiết
bị dạy học; đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên từng bước được tăng cường cả về số lượng và chất lượng nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Một số kết quả nổi bật:
+ Phổ cập giáo dục cho trẻ mầm
non: 45/45 xã, đạt 100%.
+ Phổ cập giáo dục tiểu học: 45/45
xã, đạt 100%.
+ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở (2 hệ) đạt
95%. Trong đó tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 tuổi đã và đang
học chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề
nghiệp đạt 91%
* Về văn hoá:
Hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao gắn với xây dựng nông thôn mới được tổ
chức thường xuyên, đã mang lại hiệu quả thiết thực. Phong
trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”, trọng
tâm là xây dựng “Gia đình
văn
hóa”, “Thôn văn hoá”, “Xã đạt
chuẩn văn hóa nông
thôn mới” gắn với xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới luôn
được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm
chỉ đạo. Đến cuối năm 2020, toàn
tỉnh có 262.767/283.555 gia đình đạt danh hiệu
“Gia đình văn
hóa”, đạt tỷ lệ 92,67%. (Năm 2008
có 170.166/188.786 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 90%);
554/557 thôn, ấp, khu phố văn hóa, đạt 97,67% (năm 2008 có 435/545 ấp, khu phố
văn hóa đạt tỷ lệ 79,8%; 45/45 xã đạt tiêu chí về văn hóa,
đạt tỷ lệ 100%).
* Đổi mới
và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn:
* Về kinh tế hợp tác: Từ năm 2008 đến nay, các địa phương trên toàn tỉnh đã
thành lập mới 75 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh lên 96
hợp tác xã với 2.853 thành viên, trong
đó 88 hợp tác xã đang hoạt động (chiếm 92%) và 08 hợp tác xã ngừng hoạt động
(chiếm 8%). Doanh thu bình quân của hợp tác xã đang hoạt động khoảng 3.000
triệu đồng/hợp tác xã, cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 2.400 triệu
đồng/hợp tác xã. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 20 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao theo
Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN, ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục ứng dụng công nghệ cao trong nông
nghiệp và ứng dụng tiên tiến trong sản xuất, quản lý. Các công nghệ được đầu
tư, áp dụng vận dụng khá thành công trên địa bàn tỉnh đem lại chuyển biến tích
cực trong sản xuất nông nghiệp, có khả năng nhân rộng. Nhìn chung, các hợp tác xã cơ bản đáp ứng
được các khâu dịch vụ đầu vào phục vụ cho thành viên như dịch vụ thủy nông, tổ
chức sản xuất, bảo vệ đồng ruộng, sản xuất giống,... Một số hợp tác xã đã mở
rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng như: Thu mua, chế biến nông sản; làm đất
và thu hoạch bằng máy móc… Sự phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp đã thu
hút và tạo công ăn việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp cho nhiều lao động nông
thôn và góp phần ổn định thu nhập của người lao động trong các hợp tác xã.
* Về kinh tế trang trại: Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 313 trang
trại (đạt 69,6% so với mục tiêu Nghị quyết về phát triển trang trại), trong đó
có 183 trang trại chăn nuôi (chiếm 58,47%), 105 trang trại trồng trọt (33,55%),
17 trang trại thủy sản (chiếm 5,43%) và 08 trang trại tổng hợp (chiếm 2,55%).
Tổng diện tích đất sản xuất của các trang trại trên địa bàn tỉnh là 1.039,73ha;
số lao động làm việc thường xuyên của trang trại là 2.166 người; kết quả sản
xuất kinh doanh của trang trại bình quân đạt khoảng 3,5 tỷ đồng/năm; thu nhập
của người lao động làm việc trong trang trại khoảng 70 - 80 triệu đồng/năm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có
nhiều mô hình trang trại điển hình, sản xuất ứng dụng công nghệ cao, làm ăn có
hiệu quả, phổ biến nhân rộng, mang lại lợi nhuận cao, quan tâm tốt đến đời sống
người lao động góp phần phát triển nên nông nghiệp mang tính bền vững, tham gia
tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
* Về triển khai thực hiện nhiều dự án, mô hình sản xuất nông
nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững có hiệu quả đang được
nhân rộng:
* Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình liên kết
hiệu quả giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như:
Hồ tiêu và sản phẩm từ hồ tiêu, nhãn xuồng cơm vàng, rau, măng tây, bưởi da
xanh, nấm, dưa lưới, chuối, cacao, heo, gà, thủy sản một nắng (cá thu, cá đù),
sản phẩm gạo.....
* Về lĩnh vực trồng trọt: Đã liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên cây trồng
chính như hồ tiêu, cây ăn quả, rau các loại, lúa, cao su ... với tổng diện tích
16.041 ha. Trong đó: Lúa 105 ha; cao su 13.989 ha; cacao 200 ha; tiêu 913 ha;
rau 12 ha; đinh lăng 200 ha; cây khác 55ha; cây ăn quả 567 ha (chuối 306 ha,
thanh long 39 ha, nhãn 23 ha), Có một số hình thức liên kết điển hình như:
+ Cây hồ
tiêu: Liên kết giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Harris Freeman Việt Nam để
triển khai dự án “Phát triển hồ tiêu bền vững tại Việt Nam” giai đoạn 2020 -
2022 trên địa bàn huyện Châu Đức và Xuyên Mộc, thực hiện liên kết sản xuất -
tiêu thụ với 821 nông hộ với diện tích tương đương 820 ha, Dự án đã hỗ trợ các nông hộ kỹ thuật sản xuất
hồ tiêu, cam kết thu mua 100% sản phẩm.
+ Cây
lúa: Tập đoàn Lộc Trời liên kết sản xuất tiêu thụ với nông dân với diện tích 60
ha và cam kết thu mua 100% sản phẩm; nông dân được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, mua
vật tư thanh toán vào cuối vụ không tính lãi suất, giá bán cao hơn từ 100 - 200
đồng/kg lúa (tùy mùa vụ).
+ Cây
rau: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 4Kfarm hợp đồng với các hộ nông dân xây dựng
200 nhà màng với tổng diện tích 20 ha, sản xuất theo quy trình của Công ty và
bao tiêu 100% sản phẩm với giá cố định 9.000 đồng/kg.
+ Cây
cacao: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại, Dịch vụ Cacao Thành Đạt thực
hiện hợp liên kết sản xuất tiêu thụ với nông dân với diện tích 200 ha, nông dân
được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật bao tiêu 100% sản phẩm.
* Về lĩnh
vực chăn nuôi: Xuất hiện các mô
hình sản xuất hiệu quả cao như gà ta thả vườn, liên kết sản xuất, tiêu thụ vịt
thịt, chuỗi chăn nuôi heo khép kín. Hiện trên địa bàn tỉnh có 113 trang trại
chăn nuôi heo, gà thịt, vịt đẻ trứng đang thực hiện liên kết sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm (heo, gà, trứng vịt...) với các Công ty như CP, Japfa,... với
hình thức nuôi gia công. Các trang trại còn lại sản xuất, kinh doanh theo
phương án sản xuất riêng và cung cấp sản phẩm đầu ra cho thị trường trong và
ngoài tỉnh; xây dựng và duy trì 33 sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn,
gồm tiêu và các sản phẩm từ tiêu, rau quả, thủy sản, thịt bò, thịt heo, trứng
cút...
HTN