Kết quả thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn ( 2015-2020)
26/04/2021 - 08:57 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
- Đã phối hợp tổ chức 48 lớp tập huấn khoa học và công
nghệ cho 3.986 hội viên nông dân tham dự và 30 lớp tập huấn nâng cao kiến thức,
kỹ năng sử dụng tin học nhằm nâng
cao kiến thức, kỹ năng sử dụng tin học áp dụng vào công việc tại các xã,
phường, thị trấn cho 900 lượt học viên là Chủ
tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên BCH Hội cơ sở;
Cấp phát 60.000 bản tin phổ biến kiến thức; 6.000 bản tin Khoa học và người
lãnh đạo; 6.000 bản tin Sở Hữu trí tuệ; 800 bản tin TBT và Tiêu chuẩn Đo lường
chất lượng; Từ năm 2008 đến nay, hàng quí nông dân còn được nhận đặc san: “Bản
tin nông nghiệp và thị trường” đây là một kênh thông tin giúp nông dân tiếp cận
thị trường.
- Xây dựng nhiều mô hình, đề tài chuyển giao khoa học
công nghệ và nhân rộng ra cho hội viên nông dân nhằm tăng thêm thu nhập cho
người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng như: Đề tài “Nghiên
cứu ứng dụng công nghệ mã hóa mã vạch, công nghệ thông tin xây dựng quy trình
quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; các mô
hình: “Xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi
thương phẩm cá tráp vàng trong ao đất tại xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu, tỉnh
BR-VT”; Mô hình trồng hoa tết tại xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, Phường Kim
Dinh, thành phố Bà Rịa; Mô hình nhãn
xuồng cơm vàng đại diện HTX Nhân tâm; Mô hình hồ tiêu Bà Rịa đại diện hộ ông
Phan Văn Màng, xã Quảng thành, huyện Châu Đức; Mô hình Muối sạch Bà Rịa đại
diện HTX muối Chợ Bến, huyện Long Điền; Mô hình trồng Khoai mài tại huyện Đất
Đỏ…. Xây dựng cải tạo vườn trồng bưởi áp dụng công nghệ sản xuất an
toàn, tạo ra sản phẩm an toàn cung cấp cho thị trường.
- Vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên, nông dân tham gia các cuộc
thi: “Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc”,
“Sáng tạo Nhà nông” và “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”. Kết quả
đã có 18 giải pháp tham gia dự thi và 10 giải pháp đạt giải như: đề tài Trồng
tiêu ra hoa theo ý muốn và huấn luyện vịt trời; đề tài kỹ thuật xử lý bưởi da
xanh ra hoa trái vụ; đề tài Lập điểm cung cấp mô hình hệ thống tưới bù áp ASOP
cho cây đa niên….. Và có 03 Sáng tạo kỹ thuật được
Hội Nông dân Trung ương công nhận trao giải (Phạm Tấn Phước đề tài Xây dựng mô
hình trồng cây thanh long ruột đỏ theo hướng Việt GAP và Nguyễn Văn Gia đề tài
Xe lăn lu nền ruộng muối và cào muối, ông Lâm Ngọc Nhâm đề tài Trồng vườn hồ
tiêu ra hoa theo ý muốn và Mô hình chăn nuôi Huấn luyện Vịt trời Bầu Mây bằng
luyện tập thể dục thể thao). Điển hình như trong công tác hướng
dẫn, hỗ trợ nông dân thực hiện bảo hộ chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập
thể, sở hữu trí tuệ đối với các nông sản địa phương, Hội Nông dân đã phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh khảo sát,
hướng dẫn Tổ hội nghề nghiệp sản xuất, nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu tại
thôn Liên Hiệp 1 xã Xà Bang xây dựng nhãn hiệu “Nấm dược liệu Xà Bang” và thực
hiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý một số loại nông sản như: Bơ sáp, Nấm dược liệu, hồ
tiêu sạch. . .Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh cũng đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ
chức 89 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng khai thác thông tin KHCN trên mạng
Internet dành
cho CB, HV, ND và thực hiện duy trì 02 dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh:
"Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại
huyện Đất Đỏ" và "Trồng thanh long ruột đỏ" tại xã Bông Trang,
xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc;
- Thực hiện Dự án: “Xây dựng và nhân rộng mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản” Hội Nông dân hỗ trợ các hộ nông dân SX-KD giỏi, các chủ trang trại, các HTX tham gia Hội chợ “Nông nghiệp-nông thôn khu vực Nam Bộ” nhằm tạo điều kiện giới thiệu, quảng bá những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, thực hiện các hoạt động kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm cơ hội liên kết sản xuất - chế biến- tiêu thụ nông sản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; Dự án: “Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững cho hộ hội viên nông dân nghèo”: Nuôi dê sinh sản tại các xã Xuân Sơn, Sơn Bình, Láng Lớn, nuôi nhím sinh sản tại phường Long Hương, Kim Dinh, nuôi gà ta thả vườn tại xã Tóc Tiên đang được các hộ nông dân nghèo tiếp tục nhân rộng. Mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Long phước, nuôi bò sinh sản tại xã Phước Long Thọ và xã Phước Hưng mới được Hội triển khai trong tháng 7 năm 2017, đang được 24 hộ hội viên nông dân nghèo phấn khởi đón nhận và thực hiện. Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 21 lớp tập huấn kỹ thuật, 21 Hội thảo gắn với các mô hình giảm nghèo....
Nhìn chung, với sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Sở KH&CN và Hội Nông dân tỉnh, trong 5 năm qua, “Chương trình phối hợp hoạt động giữa Sở Khoa học&Công nghệ với Hội Nông Dân tỉnh BR-VT giai đoạn 2015-2020” được tổ chức đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, khẳng định Chương trình phối hợp hoạt động giữa hai đơn vị là hiệu quả, thiết thực. Từ đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nông thôn mới; Nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế -xã hội các vùng nông thôn và trình độ ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, đời sống, kinh doanh, dịch vụ của nông dân. Đẩy mạnh các họat động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ của các tổ chức, cá nhân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội vùng nông thôn của tỉnh.
Trên cơ sở kết quả đạt được, trong thời gian tới hai đơn vị sẽ tiếp tục thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa Sở Khoa học&Công nghệ và Hội Nông Dân tỉnh BR-VT giai đọan 2021-2025” với các nội dung, giải pháp cụ thể chương trình phối hợp tiếp tục được triển khai có nội dung trọng tâm về tuyên truyền; vận động, hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ để thu hút hội viên, nông dân tích cực ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ…Hỗ trợ các HTX nông nghiệp tham gia các chương trình KHCN, ứng dụng thiết bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ, sản phẩm, nâng cao năng suất lao động. Tạo điều kiện thuận lợi để Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh, các tổ chức khoa học và công nghệ...có liên quan thực hiện các dự án xây dựng các mô hình tiên tiến về áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông dân; tổ chức các cuộc thi về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh của nông dân.
Lê Mai
(Hội Nông dân tỉnh BR-VT)