Kết quả đạt được về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2023
08/01/2024 - 14:14 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Trong tổng số 130
HTX, hiện có 97 HTX đang hoạt động trên địa bàn các xã xây dựng Nông thôn mới;
Số HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gồm
41 HTX; Số HTX thực hiện liên kết gồm 29 HTX. Các Hợp tác xã đã phát huy vai
trò trong việc hỗ trợ thúc đẩy liên kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên
cũng như tạo việc làm cho người lao động góp phần ổn định cuộc sống cho người
lao động và thành viên của HTX. Bên cạnh đó, HTX nông nghiệp là một tổ chức
kinh tế, tham gia vào các hoạt động và đem lại lợi ích kinh tế cho thành viên,
xã hội và Nhà nước. Vì vậy, khi HTX hoạt động hiệu quả sẽ thúc đẩy phát triển sản
xuất góp phần tích cực phát triển kinh tế ở địa phương.
Ngoài ra, xuất
phát từ khó khăn nội tại của hợp tác xã như: độ tuổi bình quân của đội ngũ cán
bộ trong tổ chức kinh tế tập thể hầu hết trên 55 tuổi; chưa xây dựng đội ngũ
cán bộ trẻ kế cận; phương án sản xuất kinh doanh chưa phù hợp, ... dẫn đến, khả
năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của các
tổ chức kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa
phù hợp với tình hình hoạt động của hợp tác xã cũng như định hướng phát triển của
địa phương, yêu cầu của thị trường. Căn cứ Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày
13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ, phát triển kinh tế tập
thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2025, Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày
30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh,
Chi cục đã tham mưu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành Nghị
quyết quy định mức chi hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại tổ chức kinh tế
tập thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại Nghị quyết số 12/2023/NQ-HDND
ngày 24/8/2023; đồng thời cũng đã tham mưu Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Kế hoạch số 244/KH-UBND ngày 23/11/2023 hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc
tại tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến thời điểm
hiện tại đã triển khai đến các địa phương đề nghị rà soát tổng hợp để thực hiện
hỗ trợ trong năm tiếp theo.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì phần lớn các Hợp
tác xã cũng còn tồn đọng những khó khăn, cụ thể:
Nguồn lực đầu tư
bao gồm cả tài chính và nhân lực trong các hợp tác xã còn thiếu và yếu; phương
án sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã chưa thật sự hiệu quả nên khó tiếp cận
với các nguồn vốn vay để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; Nhiều hợp tác
xã có đội ngũ cán bộ, thành viên chưa qua đào tạo, chưa có cán bộ có trình độ đại
học, cao đẳng hoặc đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật về làm việc tại hợp tác
xã dẫn đến việc áp dụng thiết bị công nghệ mới khó khăn, do đó dẫn đến tâm lý
không muốn đầu tư.
Một số sản phẩm
chưa có nhãn hiệu, thương hiệu; công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu
hoạch còn hạn chế nên chưa phát huy được lợi thế, cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường; Phần lớn các Hợp tác xã thường bán qua thương lái, rất ít hợp tác
xã thực hiện ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ cho các thành viên và doanh nghiệp
hoặc hợp đồng còn mang tính hình thức, chưa chặt chẽ. Chính vì điều này dẫn đến
thị trường tiêu thụ của các hợp tác xã thường không ổn định.
Chưa thực hiện
đúng theo quy định trong thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ; nội dung
báo cáo không bám sát theo yêu cầu đề cương hướng dẫn gây khó khăn cho cơ quan
quản lý trong việc đề xuất, kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp, cơ chế,
chính sách giải quyết những khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển sản xuất
cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Lài
Nguyễn – Chi cục PTNT