Kết quả đạt được qua 05 năm triển khai Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
12/07/2023 - 14:38 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
|
Đặc biệt, phát triển kinh tế trang trại đã gắn liền với chương trình phát
triển cây trồng, vật nuôi chủ lực của từng địa phương; kinh tế trang trại dần
đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới trong sản
xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các loại nông sản
hàng hóa, tăng sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.Việc áp dụng
cơ giới hóa vào sản xuất đang được các trang trại tập trung đầu tư thực hiện và
bước đầu mang lại kết quả tích cực. Nhiều trang trại không chỉ tổ chức sản xuất
nông nghiệp đơn thuần mà còn kết hợp phát triển các hoạt động phi nông nghiệp
khác tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu cao và chủ động hơn trong quá trình sản
xuất như: Lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để cung cấp điện phục vụ sản xuất
và bán điện không sử dụng hết cho ngành điện; đầu tư cơ sở sơ chế và chế biến
nông sản tại chỗ; phát triển mô hình canh tác nông nghiệp kết hợp điểm tham
quan du lịch, trong đó một số trang trại đã bắt đầu cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng,
lưu trú qua đêm. Nhiều trang trại đã liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản
phẩm đầu ra cho trang trại và bà con nông dân. Việc bảo vệ môi trường được các
trang trại quan tâm nên nhiều trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi đã đầu
tư hệ thống để xử lý chất thải nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường.
Trong thời gian tới, để kinh tế trang trại tiếp tục phát triển vượt bậc,
UBND tỉnh xác định một số giải pháp triển khai như sau:
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các định hướng phát
triển sản xuất của tỉnh, trong đó có định hướng phát triển kinh tế trang trại kết
hợp với phổ biến các chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, nhất là chính sách
tín dụng; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm giúp các trang trại tiếp cận nguồn vốn
vay ưu đãi đủ lớn để đầu tư xây dựng chuồng trại, thiết bị, mở rộng quy mô sản
xuất và phát triển hợp tác liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất, tiêu thụ
nông sản.
- Xác định cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh và quy mô phù hợp với
từng vùng, địa phương; theo đó đề xuất điều chỉnh cơ cấu sản xuất, sản phẩm
nông nghiệp, chú trọng nâng cao chất lượng bằng việc sử dụng các giống mới;
phát triển vùng sản xuất chuyên canh, cánh đồng mẫu, tập trung phát triển các
vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tiếp
tục tái cấu trúc ngành chăn nuôi theo hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân
tán sang phát triển chăn nuôi trang trại tập trung theo phương thức công nghiệp
và ứng dụng công nghệ cao.
- Đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao các mô hình sản xuất
tiên tiến trong nông nghiệp; hướng dẫn và nhân rộng các mô hình sản xuất tiên
tiến; các mô hình sản xuất khép kín từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, chế
biến, bảo quản tạo nhằm tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm; hướng dẫn trang trại sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP hoặc tương đương;
thực hiện chuyển đổi số hóa, đẩy mạnh việc cấp mã vùng trồng, vùng nuôi và tham
gia sàn thương mại điện tử.
- Tiếp tục tổ chức các lớp bồi
dưỡng kiến thức tổ chức, quản lý cho chủ trang trại; tập huấn, nâng cao kỹ năng
sản xuất cho lao động phù hợp với định hướng phát triển kinh tế trang trại. Phổ
biến, hướng dẫn các trang trại chuyển đổi mô hình sản xuất truyền thống sang mô
hình tiên tiến, hạn chế tối đa nguồn chất thải gây ô nhiễm, đặc biệt trong lĩnh
vực chăn nuôi như: Việc áp dụng công nghệ chăn nuôi tiết kiệm nước; sử dụng đệm
lót sinh học, sử dụng máy ép phân; sử dụng chuồng lạnh.
- Kêu gọi, khuyến khích các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, trong đó tập trung trong
việc triển khai, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục về đất đai, xây dựng,
môi trường; chính sách tín dụng, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực;
đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu các
sản phẩm chủ lực; tăng cường sự liên kết giữa các thành phần kinh tế, lĩnh vực
kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, phù hợp với yêu
cầu thị trường. Đẩy mạnh việc kêu gọi và tạo điều kiện giải quyết các thủ tục
hành chính để thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy, sơ chế, chế
biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; xây dựng vùng nguyên liệu và hợp tác, liên
kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản phẩm.
- Triển khai các chương trình,
chính sách của Trung ương, của tỉnh trong hoạt động xúc tiến thương mại, xây
dựng và quảng bá thương hiệu (đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực của
tỉnh như cacao, hồ tiêu, nhãn, nhàu, bơ, cá đù, nước mắm); liên kết sản
xuất; ứng dụng công nghệ thông tin; chuyển đổi kinh tế hộ sang kinh tế trang
trại.
Lài Nguyễn – Chi cục Phát
triển nông thôn