KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂM DẦN VÀ MÙA LỄ HỘI XUÂN NĂM 2022

24/12/2021 - 15:28 | An toàn thực phẩm

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 05/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Nhằm Bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân 2022.

Hạn chế đối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân 2022; Huy động các kênh truyền thông phổ biến đến 100% các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm những nội dung cơ bản của pháp luật về ATTP cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng đến người dân; Thành lập các đoàn kiểm tra từ cấp tỉnh đến cấp xã, tập trung vào những thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết và có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các mặt hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn.

Thời gian triển khai: Từ 01/01/2022 đến hết 17/3/2022.

Phạm vi: Trên phạm vi toàn tỉnh.

CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI

Hoạt động truyền thông: Phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân 2022;  Huy động các cơ quan thông tấn báo chí ở địa phương tham gia truyền thông về bảo đảm ATTP cho nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo pháp luật, quản lý an toàn thực phẩm tại nơi diễn ra lễ hội; quản lý thực phẩm theo đặc thù địa phương; kịp thời công khai các trường hợp vi phạm quy định ATTP, phổ biến các cơ sở, cá nhân, các địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho cộng đồng; Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp để phổ biến các quy định về ATTP, kiến thức về ATTP; huy động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết, cũng như mùa Lễ hội xuân 2022;  Huy động vai trò của Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong các hoạt động truyền thông về bảo đảm ATTP.

Hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm:

Mục đích: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn thực phẩm của các cấp, các ngành từ tuyến tỉnh, huyện đến xã theo Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống; kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; Thông qua việc kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP.

Đối tượng, nội dung kiểm tra:

Đối tượng: Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp tết và các lễ hội như thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm v.v...và các cơ sở dịch vụ ăn uống.

Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo trách nhiệm phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra các sản phẩm, nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý; đồng thời chủ trì phối hợp với các ban, ngành, thành viên BCĐLNATTP và các địa phương tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân 2022.

Nội dung kiểm tra: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP); Giấy chứng nhận sức khỏe, xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Hồ sơ đối vi Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm/Bản tự công bố sản phẩm; Kiểm nghiệm sản phẩm theo quy định; Bảo đảm đủ nước sạch để sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Ghi nhãn hàng hóa theo quy định; Hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm hàng hóa, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; Giấy xác nhận đăng ký nội dung quảng cáo và hồ sơ đăng ký quảng cáo, tài liệu đăng ký quảng cáo đang lưu hành; Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm: điều kiện đối với cơ sở; điều kiện đối với trang thiết bị, dụng cụ; điều kiện đối với con người; Lưu mẫu thực phẩm, kiểm thực ba bước; Quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển; Các quy định khác có liên quan đến ATTP; Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm khi cần thiết.

Nguyễn Bình