Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2019 - 2020
28/05/2019 - 09:04 | Xúc tiến thương mại
Chương
trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là: One commune one product, gọi tắt
là chương trình OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo
hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong
triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông
nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành
phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Trong đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách
để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý
và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn,
hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến
thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.
Theo
đó, trong giai đoạn 2019 - 2020, Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu tiêu chuẩn hóa ít
nhất 50 % số sản phẩm hiện có của tỉnh (tương ứng khoảng 30 sản phẩm, theo Phụ
lục bên dưới), tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của
tỉnh; đồng thời cũng sẽ phát triển các ngành nghề mới tại các địa phương có
tiềm năng phát triển. Tỉnh sẽ đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản
xuất, kinh doanh cho khoảng 700 cán bộ quản lý Nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã)
thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp
tác, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP; Nghiên
cứu xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng
bá, giới thiệu sản phẩm cấp tỉnh;…
Theo
Kế hoạch, Chương trình OCOP Bà Rịa – Vũng Tàu được triển khai thực hiện ở toàn
bộ khu vực nông thôn trong toàn tỉnh, khuyến khích triển khai ở các khu vực đô
thị từ năm 2019 – 2020. Sản phẩm thuộc Chương trình OCOP gồm các sản phẩm
hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa,
đặc biệt là các đặc sản hiện có của các địa phương thuộc Tỉnh trên cơ sở khai
thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và
công nghệ của địa phương. Chủ thể thực hiện bao gồm các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.
Để
triển khai Chương trình OCOP Bà Rịa - Vũng Tàu có hiệu quả, Kế hoạch đề ra các
nhiệm vụ và giải pháp thực hiện như: Triển khai tuyên truyền nâng cao nhận thức
thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiện thông tin đại
chúng từ tỉnh đến cơ sở; Xây dựng hệ thống chỉ đạo, thực hiện Chương trình OCOP
từ tỉnh đến cơ sở; Xây dựng Chu trình chuẩn và Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng
sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh; Áp dụng các cơ chế, chính sách phù hợp về hỗ
trợ phát triển ngành nghề, phát triển nông nghiệp, nông thôn; triển khai các
chính sách khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Xây dựng hệ
thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP; Huy động nguồn lực
(từ cộng đồng, tín dụng, ngân sách);…
Kế
hoạch cũng xác định, trong giai đoạn 2019 - 2020, Tỉnh tập trung xây dựng và
phát triển 04 dự án thành phần bao gồm:(1) Dự án phát triển thương hiệu OCOP do
Sở Khoa học và Công nghệ triển khai. (2) Dự án Làng văn hóa du lịch do Sở Du
lịch triển khai. (3) Dự án phát triển vùng sản xuất trọng điểm của địa phương
do UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai.(4) Dự án Trung tâm, điểm bán
sản phẩm OCOP do Sở Công thương triển khai.
TT |
Tên sản phẩm |
Địa chỉ |
Thị trường tiêu thụ dự kiến |
I |
Thực phẩm |
||
1 |
Hạt
tiêu |
Châu
Đức, Xuyên Mộc |
Trong
nước, xuất khẩu |
2 |
Hạt
điều |
Châu
Đức, Xuyên Mộc |
Trong
nước, xuất khẩu |
3 |
Cà
phê |
Châu
Đức, Xuyên Mộc |
Trong
nước, xuất khẩu |
4 |
Thanh
Long |
Xuyên
Mộc, Thị xã Phú Mỹ |
Trong
nước |
5 |
Bưởi
da xanh |
Thị
xã Phú Mỹ |
Trong
nước |
6 |
Mãng
Cầu ta |
Đất
Đỏ, Xuyên Mộc |
Trong
nước |
7 |
Nhãn
Xuồng cơm vàng |
Xuyên
Mộc, Đất Đỏ, Vũng Tàu |
Trong
nước |
8 |
Rau
các loại |
Toàn
tỉnh |
Trong
nước |
9 |
Dưa
lưới |
Xuyên
Mộc, Châu Đức |
Trong
nước |
10 |
Ca
cao |
Châu
Đức |
Trong
nước, xuất khẩu |
11 |
Mực
một nắng |
Côn
Đảo, Vũng Tàu |
Trong
nước |
12 |
Chả
cá Phước Hải |
Đất
Đỏ |
Trong
nước |
13 |
Cá
thu một nắng |
Côn
Đảo, Vũng Tàu |
Trong
nước |
14 |
Cá
Chỉ vàng |
Long
Điền, Vũng Tàu |
Trong
nước, xuất khẩu |
15 |
Cá
bò tẩm gia vị |
Long
Điền, Xuyên Mộc, Vũng Tàu |
Trong
nước, xuất khẩu |
16 |
Khoai
mài (Hoài Sơn) |
Đất
Đỏ |
Trong
nước |
17 |
Hàu
Long Sơn |
Vũng
Tàu, Phú Mỹ |
Trong
nước |
18 |
Trứng
vịt Tam Phước |
Long
Điền, Đất Đỏ |
Trong
nước |
19 |
Bánh
Tráng An Ngãi |
Long
Điền |
Trong
nước |
20 |
Bánh
Hỏi An Nhứt |
Long
Điền |
Trong
nước |
21 |
Bún
Long Kiên |
Bà
Rịa |
Trong
nước |
22 |
Muối |
Bà
Rịa, Vũng Tàu, Long Điền |
Trong
nước |
23 |
Chả
lụa heo |
Toàn
tỉnh |
|
24 |
Nước
mắm và các sản phẩm làm từ mắm |
Toàn
tỉnh |
Trong
nước |
II |
Đồ uống |
||
25 |
Mật
ong |
Châu
Đức, Xuyên Mộc |
Trong
nước, xuất khẩu |
26 |
Nấm
linh chi và các đồ uống từ nấm linh chi |
Châu
Đức |
Trong
nước, xuất khẩu |
27 |
Đông
trùng hạ thảo và các đồ uống từ đông trùng hạ thảo |
Bà
Rịa, Côn Đảo |
Trong
nước, xuất khẩu |
28 |
Rượu
Hòa Long |
Bà
Rịa |
Trong
nước |
III |
Lưu niệm - nội thất - trang trí |
||
29 |
Sò
ốc mỹ nghệ |
Vũng
Tàu |
Trong
nước, xuất khẩu |
IV |
Dịch vụ du lịch nông thôn |
||
30 |
Du
lịch nông thôn |
Châu
Đức, Xuyên Mộc, Phú Mỹ, Côn Đảo, Đất Đỏ |
Trong
nước |
Kim Khánh