Huyện Châu Đức được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới
24/05/2022 - 15:43 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Quá
trình xây dựng Châu
Đức đạt chuẩn huyện NTM
Trong quá trình xây dựng NTM, huyện Châu Đức luôn được sự quan tâm chỉ
đạo của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia Trung ương, các Bộ,
ngành chức năng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ban,
ngành của tỉnh. Có sự lãnh đạo nhất quán của Huyện ủy, giám sát của HĐND huyện,
chỉ đạo UBND huyện; các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở quyết tâm
cao trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng NTM và đặc biệt là sự đồng
thuận, tham gia tích cực của nhân dân.
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh
tế đạt 19.307 tỷ đồng, tăng 2,67 lần so với năm 2010 (năm 2010 đạt 7.230 tỷ
đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9,36%. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
đạt 6.053 tỷ đồng, tăng 2,72 lần so với năm 2010 (năm 2010 đạt 2.225 tỷ đồng); giá trị sản xuất ngành
công nghiệp - xây dựng đạt 860 tỷ đồng, tăng 5 lần so với năm 2010 (năm
2010 đạt 172 tỷ); giá trị sản
xuất ngành thương mại, dịch vụ đạt 6.519 tỷ đồng, tăng 5,2 lần so với năm 2010
(năm 2010 đạt 1.250 tỷ
đồng).
Cơ cấu kinh
tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây
dựng và ngành thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy
sản. Tỷ trọng ngành nông, lâm,
thủy sản là 51,3%; công nghiệp - xây dựng 21,5% và thương mại - dịch vụ 27,2%.
Kết quả xây dựng NTM
trên địa bàn huyện Châu Đức
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình, diện mạo nông thôn trên
địa bàn huyện nói chung và các xã nói riêng đã có nhiều khởi sắc, kinh tế phát
triển theo hướng bền vững, quy hoạch và hệ thống hạ tầng được đầu tư đồng bộ,
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn 15
xã liên tục tăng sau khi triển khai xây dựng nông thôn mới. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người tại 15 xã xây
dựng nông thôn mới đạt 64,36 triệu
đồng/người/năm, tăng 49,16 triệu đồng so với trung bình năm 2010 (năm
huyện bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới).
Về phát triển sản xuất, huyện tập
trung đầu tư phát triển hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi phục
vụ sản xuất; triển khai
nhiều giải pháp để tăng năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh cho các mặt
hàng nông sản chủ lực của huyện. Tổ chức
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, triển khai các dự án, chương trình khuyến nông
- khuyến ngư, hỗ trợ người dân đẩy mạnh ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích liên kết sản xuất - tiêu thụ,
tạo chuyển biến tích cực trong nông nghiệp.
Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư, đã cơ bản đáp
ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống khu dân cư: 100% đường
giao thông nông thôn đạt chuẩn theo quy định đảm bảo kết nối từ trung tâm tới
các xã; hệ thống thủy lợi sử dụng hiệu quả đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp
của người dân; hạ tầng thương mại nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa, hệ thống
điện, trường học được đầu tư đồng bộ: Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99,96% (36.329/36.344 hộ).
May