Huyện Châu Đức: Các mô hình cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch được hỗ trợ trong năm 2024
03/12/2024 - 13:53 | Thông tin doanh nghiệp cần biết
Hình
ảnh: Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Bơ Việt (Châu Đức) đã và đang sử dụng
mô hình cơ giới hóa dây chuyền rửa, phân loại và đóng gói trái bơ công suất
2-5 tấn/giờ |
(1)
Mô hình cơ giới hóa, chế biến sản phẩm OCOP (nấm ăn) của Hợp tác xã Nông nghiệp
Dịch vụ Bình Trung: hỗ trợ hệ thống máy trộn ủ giá thể nấm rơm với công suất 2
tấn/mẻ; máy sấy nấm với công suất 50-100 kg nguyên liệu/mẻ sấy.
(2)
Mô hình cơ giới hóa ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển sản xuất của Hợp
tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Láng Lớn: hỗ trợ mua sắm và chuyển giao thiết bị bay
không người lái (thiết bị Drone).
(3)
Mô hình cơ giới hóa, chế biến sản phẩm OCOP (mật ong) của công ty TNHH Duy Anh
Bee: hỗ trợ thiết bị hạ thủy phần mật ong với công suất 1.000 lít/giờ; máy chiết
rót bán tự động với công suất 100-300 chai/giờ; máy dán màn seal với công suất
80-100 chai/lít.
(4)
Mô hình cơ giới hóa, chế biến sản phẩm OCOP (cà phê) của Cơ sở cà phê Việt Yến
Phát: hỗ trợ máy rang cà phê với công suất 30 kg/mẻ; máy định lượng cà phê phin
giấy 1-50gr, 10-30 lượt/phút.
(5)
Mô hình cơ giới hóa chế biến sản phẩm cho cây trồng chủ lực và sản phẩm OCOP của
Công ty Cổ phần Binon Cacao: hỗ trợ máy nghiền với công suất 15- 20kg/mẻ; Máy
gia nhiệt socola (tempering socola) với công suất 15kg/lượt; Máy ép bơ ca cao với
công suất 20 kg/mẻ; Máy dập bột ca cao với công suất 40kg/lượt; Máy tách vỏ hạt
ca cao với công suất 50kg/giờ.
Để
triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch
theo quy định; đồng thời chỉ đạo UBND cấp xã và cơ quan chuyên môn giám sát,
theo dõi các chủ thể trong việc sử dụng, bảo quản máy, thiết bị từ nguồn ngân
sách hỗ trợ.
Ngân
Phan