Hội Nông dân huyện Châu Đức: Kết quả 10 năm triển khai thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư
26/11/2019 - 11:01 | Xúc tiến thương mại
1. Trong phát
triển nông nghiệp: Các cấp Hội
nông dân trong huyện đã làm tốt công tác hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất,
nâng cao thu nhập. Cụ thể: Thực hiện giải ngân
vốn quỹ hỗ trợ nông dân các cấp cho nông dân vay phát triển sản xuất; trong đó, quỹ hỗ trợ nông dân huyện
được ngân sách cấp bổ sung 5 tỷ đồng với tổng nguồn quỹ 21,19 tỷ đồng
cho 611 hộ vay theo 50 dự án phát triển sản xuất. Hỗ trợ vốn vay từ
Ngân hàng Chính sách với tổng số tiền là hơn 205 tỷ đồng cho 6.494 hộ vay. Phối hợp tổ
chức trên 1.000 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 48.000 lượt
hội viên, nông dân tham gia. Phối hợp tổ chức được 41 lớp
dạy nghề cho 1.263 lao động nông thôn. Liên kết với các công ty phân bón cung cấp trên 1.800
tấn phân bón trả chậm cho nông dân để kịp thời đầu tư phát triển sản xuất. Phối hợp thực hiện dự án “Phát triển hồ tiêu bền vững” với tổng số
hộ tham gia là 459 hộ, với tổng diện tích là 500 ha được cấp chứng nhận SAN.... Đến nay toàn huyện có 4.906 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp.
Trong 10 năm qua đã giúp cho trên 8.000 lượt hộ hội viên nông dân vươn lên
thoát nghèo. Có 13 tổ hợp tác, 07 HTX được các cấp Hội Nông dân vận
động, tư vấn, hướng dẫn thành lập, bước đầu tạo tiền đề cho cách làm ăn mới, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho các hộ nông dân góp phần
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương.
2. Trong xây dựng nông thôn mới: Hàng năm, có trên 95 hộ hội viên nông dân đăng ký xây dựng
gia đình văn hóa và có trên 97% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa (so với
tổng số hộ đăng ký). Vận động hội viên nông dân đóng góp được 8.122 triệu đồng, tự nguyện hiến 415.381 m2
đất và 11.929 cây trồng các loại, 4.694 ngày công lao động để làm mới
và tu sửa trên 269,59 km đường giao thông nông thôn, nạo vét, sửa chữa 24,84 km
kênh mương nội đồng....Tham gia thực hiện các mô hình mang tính tự chủ, tự quản
ở nông thôn như: mô hình “Thắp sáng đường quê’, mô hình “Thu gom rác thải ở khu
dân cư”, mô hình “ Hố thu gom rác bảo vệ thực vật trên đồng ruộng”…
góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo ra cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho bộ mặt nông thôn. Phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức giám sát, kiểm
tra thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nông
nghiệp, cơ sở kinh doanh phân bón; giám sát bình xét hộ nghèo, xây dựng nhà ở
cho hộ nghèo, giám sát việc thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp được đầu
tư từ nguồn ngân sách huyện… đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định. Đến nay, toàn huyện đã có 06/14 xã được công nhận xã nông thôn mới
(Trong đó có 01 xã đạt chuẩn nâng cao).
3. Trong xây dựng giai cấp nông dân: Hoạt động của Hội đã từng bước
được gắn kết với các hoạt động kinh tế thông qua các chương trình, dự án do Hội
trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện. Đây là cơ sở rất quan trọng để tăng sức thuyết phục trong các phong
trào nông dân, tạo ra sức lan tỏa mạnh, trên cơ sở đó nông dân thấy được lợi
ích và quyền lợi của mình khi tham gia vào tổ chức Hội và gắn kết lâu dài với tổ
chức Hội. Thông qua đó, đã góp phần nâng cao mọi mặt đời sống hội viên, nông dân, ổn
định phát triển xã hội nông thôn, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, ý thức
cảnh giác cách mạng, cổ vũ, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường
phấn đấu vươn lên của nông dân, tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, củng cố
vững chắc niềm tin của nông dân với Đảng và Nhà nước. Kết quả kiểm tra phân loại hoạt động Hội hàng năm: HND huyện luôn duy trì danh hiệu
vững mạnh và luôn là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua của tỉnh; Được Trung
ương Hội Nông dân Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc nhiệm kỳ 2013-2018, được
HND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh
trong 03 năm liền (2015-2017); 16/16 cơ sở Hội
đều giữ vững danh hiệu vững mạnh (100%); 113/113 chi hội đạt từ khá trở lên (100%); 779/798 tổ hội
đạt từ khá trở lên (97,6%).
Trong thời gian
tới, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tạo điều
kiện hỗ trợ để Hội Nông dân các cấp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tư
vấn, dịch vụ, dạy nghề và hỗ trợ nông dân. Trọng tâm là triển khai thực hiện tốt
các chương trình, đề án, dự án đã ký kết với phòng, ban liên quan để giúp nông
dân phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao quy mô sản xuất, hình
thành các liên kết, xây dựng cánh đồng lớn, phát triển trang trại; Củng cố,
nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, các hợp tác xã; Tích cực tham
gia tái cơ cấu nông nghiệp, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất theo chuỗi giá
trị; Chủ động tham gia việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ
vào sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, cải thiện đời sống nông
dân; Tổ chức đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nông
thôn.
Tấn phước (st)