Hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19
17/05/2021 - 07:49 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Theo báo cáo từ Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, bước vào đầu quý II năm 2021, dịch Covid-19
tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đang tác động tới nhiều mặt của đời sống
kinh tế xã hội, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì ổn định; tình hình
tiêu thụ, xuất khẩu nông sản vẫn đạt những kết quả tích cực; trong đó, một số
nông sản như: rau quả, thịt, trứng, tôm, cá tra … xuất khẩu tăng cả về số
lượng, giá trị. Tổng giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm đạt 17,15 tỷ USD, tăng
24,4% so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo thời gian tới, xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục
tăng; tiêu thụ một số loại trái cây vụ hè gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch
Covid-19; chăn nuôi, thủy sản gặp nhiều khó khăn về sản xuất, sức tiêu thụ
giảm. Tại hội nghị, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung đánh giá và đưa
ra các giải pháp trước những tác động của dịch Covid-19 chưa dự báo được thời
điểm kết thúc và đang ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng nông nghiệp.
Từ khi dịch bệnh Covid –
19 đến nay, Bà Rịa – Vũng Tàu đang quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng,
chống dịch Covid-19. Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp trong điều kiện dịch
bệnh Covid-19, với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, bám sát chỉ đạo của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bà Rịa – Vũng
Tàu tập trung kiểm soát tốt các loại dịch bệnh; kết nối, kêu gọi các doanh
nghiệp hỗ trợ liên kết tiêu thụ, chế biến nông sản, hỗ trợ kết nối giữa người
sản xuất với các doanh nghiệp thu mua nông sản, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa
hàng tiện ích nhằm tiêu thụ nông sản cho người dân. Tuy nhiên do ảnh hưởng của
dịch Covid – 19 các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản
trên địa bàn tỉnh cũng ảnh hưởng, điển hình như:
Hiện
nay hầu hết các cơ sở trên địa bàn tỉnh
đều gặp khó khăn trong tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm do hàng hóa ít tiêu thụ được,
một số doanh nghiệp đã tạm ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng công suất
khoảng 20-40%, so với thời gian chưa có dịch bệnh xảy ra, do phải lưu kho hàng,
các cơ sở chịu chi phí bảo quản (tiền điện) tăng cao hơn trước; Đối với mặt
hàng trái cây tương đối ổn định, riêng mặt hàng dưa lưới, hiện nay đang thu hoạch
tuy nhiên giá thấp dao động từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, lượng tồn 10.000 tấn ảnh
hưởng đến thu nhập của người dân (Riêng trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 4
doanh nghiệp chế biến thủy sản đang tồn kho với sản lượng là 67 tấn sản
phẩm thủy sản, tuy nhiên số lượng hàng này không ảnh hưởng nhiều đến
4 doanh nghiệp trên và lượng hàng vẫn được lưu giữ trong kho bảo quản
tại cơ sở, chờ khi nào ổn định dịch Covid-19 sẽ xuất hàng). Thủy sản
nuôi (tôm thẻ chân trắng và tôm sú) giá xuống thấp do nhu cầu tiêu thụ và sản
lượng xuất khẩu giảm; Các doanh nghiệp
chế biến thủy sản, nguyên liệu đầu vào bị giảm khoảng 40-50% do các tàu khai
thác thủy sản nằm bờ, dẫn đến ảnh hưởng công suất giảm 50%, sản lượng bán trong
nước giảm 60-70%, xuất khẩu giảm 50%; Về
lao động, các cơ sở buộc phải cắt giảm lao động thời vụ, bố trí làm việc luân
phiên ca, giảm 30% lương, một số cơ sở đã cho nhân viên nghỉ việc trong thời
gian dịch bệnh Covid-19 xảy ra.
Trước tình hình diễn biến phức tạp, Tỉnh ủy,
UBND tỉnh đã thực hiện chỉ đạo các Sở ban ngành và địa phương nghiêm túc triển
khai các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ và các Bộ, Ban Ngành trên địa
bàn tỉnh: Thường
xuyên cập nhật các thông tin về thị trường, giá cả, các biện pháp phòng chống dịch
Covid-19; tình hình xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu,… thông báo cho các doanh
nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản trên địa
bàn tỉnh, triển khai các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh như: Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ và 41/2020/NQ-CP ngày 08/4/2020,… Hỗ trợ nông dân, hợp tác xã nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như: Hỗ
trợ hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Hưng Thịnh trong việc tiêu thụ sản phẩm
Thanh Long; các loại dưa lưới, dưa hoàng kim của các hộ nông dân trên địa bàn
huyện Xuyên Mộc, kết nối các sản phẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp Hữu Cơ Long Mỹ
vào cửa hàng Bách Hóa Xanh, Cửa hàng Tiện Lợi trong năm 2021; Cập nhật trao đổi thông tin, hỗ trợ
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản trên địa
bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Cập nhật, thống kê lao động bị ảnh hưởng của các doanh nghiệp, hợp
tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản gặp khó khăn vướng
mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (số lao động bị ảnh hưởng, năng suất,
sản lượng, các đề xuất, kiến nghị.
Phát biểu kết luận tại
hội nghị, các đồng chí: Lê Quốc Doanh, Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, những tháng còn lại của năm 2021,
toàn ngành cần tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh
sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước,
tăng cường xuất khẩu, đạt được mục tiêu cao nhất Chính phủ đã đề ra. Kiến nghị
các bộ, ngành trung ương, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp điều chỉnh sản
xuất nông nghiệp, tăng cường chế biến để linh hoạt thích ứng với bối cảnh dịch
bệnh; hỗ trợ chính sách thuế, tín dụng cho khu vực sản xuất, chế biến, bảo quản
và xuất khẩu nông sản; thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistic; thúc đẩy
toàn diện tiêu thụ trong nước. Các tỉnh, thành phố thông tin kịp thời về tình
hình sản xuất, lưu thông nông sản tại địa phương để chủ động điều chỉnh kế
hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường tiêu thụ; áp dụng nhanh chóng các chính
sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở bảo quản lạnh để sử dụng khi nông sản
tiêu thụ khó khăn.
Kim Khánh