Hội nghị phòng, chống dịch bệnh nuôi trồng thủy sản năm 2021 khu vực phía Nam
28/04/2021 - 11:04 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Tham
dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - Phùng Đức Tiến; ông Nguyễn Công Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu cùng lãnh đạo các Cục, Viện thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội,
Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh phía Nam.
Theo
báo cáo, nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước
ta, luôn được Đảng, Chính phủ, các ngành, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo
và ban hành các chính sách, đầu tư, hỗ trợ phát triển. Thời gian qua, ngành
nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là nuôi tôm
nước lợ, cá tra, tôm hùm, nuôi nhuyễn thể, nuôi cá lồng bè... với khoảng 1,3
triệu ha diện tích nuôi, sản lượng hàng năm đạt gần 40 triệu tấn. Giá trị xuất
khẩu thủy sản đạt gần 10 tỷ USD/năm. Tạo việc làm cho hàng triệu lao động, góp
phần xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững chủ quyền biển đảo
thiêng liêng của Tổ quốc.
Phát
biểu tại Hội nghị, ông Phùng Đức Tiến khẳng định, hiện tại dư địa cho phát triển
nuôi trồng thủy sản và tiềm năng xuất khẩu thủy sản rất lớn. Tuy nhiên, ngành
cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tổn thất hàng ngàn tỷ đồng
mỗi năm. Giai đoạn 2012-2015, bình quân mỗi năm có gần 47,6 nghìn ha và trên
15.000 lồng nuôi thủy sản bị thiệt hại, tổn thất ước tính trên 3.000 tỷ đồng/năm.
Giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm bình quân cũng có gần 45.000 ha và trên 26.000 lồng
nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, tổn thất ước tính trên 2.900 tỷ đồng/năm.
Riêng năm 2020, đã có trên 46.200 ha và gần 10.300 lồng nuôi thủy sản bị thiệt
hại, tổn thất trên 2.500 tỷ đồng.
Chính
vì vậy, ngày 11/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển
thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu đến năm
2030, phát triển ngành thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản
xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững;
chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2045 sẽ đưa ngành thủy sản trở
thành nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.
Các chỉ tiêu cụ thể: đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản sẽ đạt 3- 4%/năm; Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn; Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản, đạt 14 - 16 tỷ USD; Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động.
Theo
ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, dịch bệnh đối với thủy sản
nuôi vẫn là mối nguy hiện hữu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm cung
cấp cho người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.
Do vậy, Bộ Noong nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh BR-VT tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 434/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên nuôi thủy sản, giai đoạn 2021-2030” để cùng với UBND các tỉnh, Sở NN và PTNT, các cơ quan thú y, thủy sản của Trung ương và địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp, các đại biểu... thảo luận, thống nhất triển khai các giải pháp trong phòng chống dịch bệnh thủy sản cho năm 2021 và giai đoạn 2021-2030 bảo đảm hiệu quả.
Trọng Hoàng
Tại
Hội nghị, các đại biểu đã trình bày một số tham luận về tình hình xuất khẩu thủy
sản, yêu cầu về kiểm soát dịch bệnh thủy sản của một số thị trường nhập khẩu thủy
sản từ Việt Nam và định hướng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2021-2025,
định hướng giám sát dịch bệnh, xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh,
đáp ứng các yêu cầu thị trường.
Trọng Hoàng