Hiện trạng thị trường thịt bò Việt Nam và xu hướng trong thời gian tới

12/11/2024 - 22:17 | Giá cả, thông tin thị trường

Chăn nuôi bò thịt là nghề truyền thống của người nông dân Việt Nam, không những cung cấp thịt, sức kéo, phân bón mà còn cung cấp nguyên liệu cho một số ngành nghề thủ công mỹ nghệ và bò thịt có thể nuôi được ở các vùng sinh thái của Việt Nam. Trong những năm gần đây, với nhiều chính sách khuyến khích, Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò nhằm là tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người nông dân, song song với nó là cung cấp thịt đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng, ngành chăn nuôi bò thịt ở nước ta có nhiều thay đổi đáng kể.

Về tổng đàn

          Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2019 – 2023, tổng đàn bò thịt của cả nước có xu hướng giảm nhẹ đạt 5.909 triệu con vào năm 2023, tốc độ giảm đàn bình quân là 0,21%/năm. Vùng Đồng bằng Sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu long có xu hướng giảm về số lượng đầu con đàn bò thịt (tương ứng 2,84%/năm, 1,34 %/năm và 0,60%/năm), tăng cao nhất là vùng Đông Nam Bộ với 2,18 %/năm, Tây nguyên là 1,55%, Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ giữ nguyên về đầu con.

          Đàn bò thịt tập trung nhiều nhất ở khu vực Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung (năm 2023 chiếm 38,64%), tiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc (19,29%). Số lượng bò thịt ở hai khu vực này chiếm 57,93% tổng đàn bò và 45,21% về sản lượng thịt bò hơi của cả nước. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Tây Nguyên phân bố tương đối đồng đều về tổng đàn và sản lượng thịt bò và thấp nhất là Đông Nam bộ (5,25% về tổng đàn và 6,43% về sản lượng thịt hơi).

          Theo số liệu của Tổng cục thống kê, thời điểm 31/12/2023, 10 tỉnh có đàn bò thịt lớn nhất cả nước lần lượt là: Gia Lai (463 ngàn con); Nghệ An (454 ngàn con); Sơn La (367 ngàn con); Bình Định (300 ngàn con); Quảng Ngãi (270 ngàn con); Đắk Lắk (250 ngàn con); Trà Vinh và Thanh Hóa (222 ngàn con); Bến Tre (202 ngàn con); Bình Thuận (183 ngàn con).  Số lượng đàn bò thịt của 10 tỉnh này chiếm 49,62% tổng đàn bò thịt cả nước. Trong khi đó, các tỉnh nuôi ít bò như Cà
Mau (443 con), Cần Thơ (2.195 con), Bạc Liêu (2.210 con), Hậu Giang (4.312
con).

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng đàn bò thịt tại thời điểm tháng 10/2024 là 56.413 con (tăng 3,58% so với cùng kỳ năm 2023). Các địa phương có khả năng phát triển nhanh đàn bò và cũng là nơi hiện đang có quy mô đàn khá lớn gồm Châu Đức 26,36%, Đất Đỏ 25,75%, Xuyên Mộc 19,81% và TX. Phú Mỹ 13,15%.

 Về sản lượng thịt

Những năm gần đây, thói quen tiêu dùng thịt của Việt Nam đã có xu hướng thay đổi, tăng tỷ trọng thịt bò (tăng trung bình 3,3%/năm) thịt gia cầm 8,4%/năm và giảm tiêu thụ thịt lợn 4,2 %/năm trong giai đoạn 2019-2023; tỷ lệ tăng trưởng sản lượng thịt bò hơi thấp hơn tỷ tệ bình quân tăng trưởng sản lượng thịt hơi sản xuất giai đoạn 2019-2023 (5,3%/năm). Tỷ trọng sản lượng thịt bò hơi trong cơ cấu sản lượng thịt hơi (các đối tượng vật nuôi chính) sản xuất chiếm 6,2%. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trong 9 tháng năm 2024 chuồng đạt 378,1 nghìn tấn, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2023. Trên địa bàn tỉnh số liệu tổng hợp từ các địa phương cho thấy sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trong 10 tháng năm 2024 ước đạt 5.811 tấn (tăng 4,25% so với cùng kỳ năm 2023).

Về nhập khẩu thịt bò

Việt Nam nhập khẩu lượng lớn thịt bò từ Úc và một số quốc gia khác. Thịt bò nhập khẩu thường có giá thành cạnh tranh hơn so với sản phẩm trong nước, đặc biệt là các loại thịt bò đông lạnh và chế biến sẵn:

 Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 39.994 tấn thịt bò xẻ và 17.130 tấn phụ phẩm ăn được và khoảng 190 nghìn con bò sống nhập về giết mổ (tương ứng 47 nghìn tấn thịt xẻ). Trong khi đó, nguồn cung thịt bò trong nước đạt 481,4 nghìn tấn thịt bò hơi xuất chuồng tương ứng khoảng 265 nghìn tấn thịt xẻ.
          Năm 2023, Việt Nam nhập khẩu với giá trị ước tính khoảng 129 triệu USD, với các sản phẩm chủ yếu là thịt đông lạnh và bò sống. Trong 8 tháng năm 2024, nhập khẩu thịt bò đạt hơn 96,7 nghìn tấn, trị giá hơn 310,4 triệu USD, tăng 44,5% về lượng và tăng 26,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
          Trong đó: (i) Úc là thi ̣trường cung cấp thit bò lớn nhất của Viêt Nam, chiếm 71% tổng lượng nhập khẩu thịt bò, với lượng nhập khẩu đạt hơn 70,5 nghìn tấn, trị giá hơn 220,4 triệu USD, tăng 43,3% về lượng và tăng 42,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. (ii) Đứng thứ 2 là thị trường Canada, với lượng nhập khẩu đạt hơn 15,5 nghìn tấn, trị giá hơn 40,9 triệu USD, tăng 94,4% về lượng và tăng 9,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. (iii) Đứng thứ 3 là thị trường Hoa Kỳ, với lượng nhập khẩu đạt hơn 5,9 nghìn tấn, trị giá hơn 25,6 triệu USD, tăng 21,5% về lượng nhưng giảm 19,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. (iv) Đứng thứ 4 là thị trường New Zaland đạt hơn 585 tấn, trị giá hơn 3,7 triệu USD, tăng 27,6% về lượng và tăng
17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là môt số thi ̣trường khác
như:Nhật, Tây Ban Nha…

Về xu hướng tiêu thụ thịt bò tại Việt Nam

Với mức tăng trưởng kinh tế ổn định và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, người tiêu dùng Việt Nam đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm thịt bò nhập khẩu chất lượng cao, đặc biệt là từ các nước như Úc, Hoa Kỳ, Canada,
New Zealand. Từ năm 2018 đến năm 2022, mức tiêu thụ thịt bò bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng từ 3,15 kg lên 3,83 kg mỗi năm, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 2,34% hàng năm từ năm 2023 đến 2032, trong khi đó các
nước có nhu cầu tiêu thụ thịt bò còn cao hơn như Trung Quốc trung bình 1 người là 5,4 kg/năm 
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thịt bò nhập khẩu đông lạnh vì sự tiện lợi và khả năng bảo quản lâu hơn, đặc biệt là trong các nhà hàng, khách sạn, căng tin ở các khu công nghiệp và trường học. Sự gia tăng đô thị hóa cũng đã thúc đẩy sự chuyển dịch này, cùng với mức thu nhập cao hơn đã hình thành nên sở thích tiêu dùng này. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm và sức khỏe, điều này cũng góp phần thay đổi thói quen mua sắm thịt bò.

Nhận định: Với dân số 99,7 triệu người (số liệu 2024) và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định, Việt Nam là thị trường vô cùng tiềm năng của ngành chăn nuôi bò thịt. So với các nước trong khu vực, Việt Nam tiêu thụ thịt bò còn có xu hướng tăng cao, còn nhiều dư địa để khai thác phát triển ngay tại thị trường nội địa.

Đánh giá hiện trạng thị trường thịt bò Việt Nam và xu hướng trong thời gian tới

Thách thức

Cạnh tranh từ nhập khẩu: Việt Nam phụ thuộc lớn vào thịt bò nhập khẩu từ các quốc gia như Úc và các nước khu vực Nam Mỹ, khiến cho sản phẩm trong nước phải cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Mức thuế quan thấp cho thịt nhập khẩu theo các hiệp định thương mại tự do cũng làm tăng sự cạnh tranh cho sản phẩm nội địa. Hạn chế về công nghệ và quy mô sản xuất: Sản xuất thịt bò trong nước chủ yếu vẫn manh mún và nhỏ lẻ, không đủ sức để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu có quy mô lớn và công nghệ tiên tiến.

Thách thức về chất lượng và an toàn thực phẩm: Việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là một thách thức lớn, đặc biệt khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề sức khỏe và an toàn thực phẩm

Cơ hội

Tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng: Sự gia tăng thu nhập và đô thị hóa đang thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng thịt bò tại Việt Nam. Xu hướng tiêu dùng đang dần chuyển từ thịt bò nội địa sang thịt bò nhập khẩu chất lượng cao.

Cải tiến công nghệ và tăng cường sản xuất: Việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi và chế biến có thể giúp Việt Nam nâng cao chất lượng và năng suất thịt bò, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh và khai thác thị trường xuất khẩu.
           Với xu hướng tiêu dùng hiện nay, việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu thịt bò thực thi các Hiệp định thương mại tự do sẽ đẩy mạnh nhập khẩu thịt bò, đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của người tiêu dùng trong nước. Nguời tiêu dùng sẽ có đa dạng lựa chọn và có thể tiếp cận được các sản phẩm thịt có chất lượng cao.
           Các doanh nghiệp đã chú trọng đến việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thịt bò, đưa đến tận tay người tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao, từ đó tạo dựng được thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm thịt;

 Khả năng mở rộng thị trường: Việt Nam cũng có tiềm năng lớn để mở rộng thị trường xuất khẩu thịt bò, đặc biệt là sang các nước trong khu vực ASEAN (Malaysia, Myanmar, Campuchia) và Trung Quốc, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi
và các hiệp định thương mại tự do.

Về định hướng phát triển trong thời gian tới

 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại (Quyết đinh số 150/QĐ-TTg) và Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030,
tầm nhìn 2045 (Quyết định số 1520/QĐ-TTg). Chủ động sản xuất nguồn giống vật nuôi cáp bố mẹ và thương phẩm có  năng suất, giảm nhập khẩu các giống vật nuôi chủ lực với bò thịt là 70% cầu giống bò thịt. Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2025 đạt từ 5,0 đến 5,5 triệu tấn, trong đó: thịt gia súc ăn cỏ 
từ 8 đến 10%; đến năm 2030 đạt từ 6,0 đến 6,5 triệu tấn, trong đó: thịt gia súc ăn cỏ từ 10 đến 11%.

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện Quyết định số 3605/QĐ-UBND ngày 22/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Với mục tiêu cụ thể sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại: đến năm 2025 đạt từ 110 đến 120 ngàn tấn, trong đó tỷ lệ thịt heo - thịt gia cầm - thịt gia súc ăn cỏ chiếm: 60% - 38,5% - 1,5%; đến năm 2030 đạt từ 125 đến 130 ngàn tấn, trong đó tỷ lệ thịt heo - thịt gia cầm - thịt gia súc ăn cỏ chiếm: 52,5% - 46,0% - 1,5%. Theo đó chuyển dịch chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, hàng hóa; chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang chăn nuôi heo, gia cầm, trâu, bò, dê theo hướng hữu cơ, hướng tuần hoàn.

                                                                    Hạnh Nguyễn – Chi cục CNTY